* Năm 2002, cả nước tiêu thụ khoảng 400.000 máy tính, trong số đó có đến 60% là máy không “không tên” được lắp ráp theo công nghệ “tuốc nơ vít” từ các bộ linh kiện nhập từ Trung Quốc và các nước ASEAN, 10% là máy đã qua sử dụng nhập về tân trang và chỉ có khoảng 10% là máy tính do các nhà sản xuất có uy tín trong nước lắp ráp.
* Đến năm 2005, các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất được 40% trang thiết bị y tế thông dụng như giường bệnh, xe đẩy, tủ thuốc, panh, dao kéo.., đó là quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
* Theo dự báo của Bộ Thương mại, năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 18,1 tỷ USD, tăng hơn năm 2002 là 9,8%.
* Hiện nay mức phí tại cảng Sài Gòn, tính ngang giá sức mua, cao hơn mức trung bình trong khu vực là 146%, cảng Hải Phòng là 46%.
* Tính đến nay, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có khoảng 3.900 đự án thuộc 70 nước, và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư khoảng 39 tỷ USD và đã thu hút được 4 vạn lao động.
Tính đến nay, cả nước đã bãi bỏ được 70 loại phí và lệ phí vô lý.
* Năm 2003, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May là 3,2 tỷ USD (năm 2002 là 2,75 tỷ USD).
* Bộ Tài chính dự định trình Quốc hội trong kỳ họp tới về việc bổ sung xe máy vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, và thuế giá trị gia tăng sẽ chỉ còn lại 4 mức (0%,5%,10%,15%).
* Trong năm 2003, đối với HTX làm hàng xuất khẩu, làm nghề truyền thống có dự án đầu tư, có thể được vay đến 500 triệu đồng không cần thế chấp.
* Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 24.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, hàng ngày thải ra 600 tấn chất thải không thể tái sử dụng được.
* Năm 2002, cả nước tổ chức 180 hội chợ, triển lãm trong nước và 80 hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Như vậy, trung bình 2 ngày một cuộc hội chợ, triển lãm trong nước và 4 ngày một triển lãm tại nước ngoài!.
Con số và suy ngẫm
TCCT
* Theo các chuyên gia kinh tế thì việc Chính phủ quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu (từ ngày 18/3/2003), sẽ làm giá thành điện tăng 0,2%, xi măng 0,73 - 1,1%, thép 0,35%, giấy 2,4%...
* Năm 2003,