Khuyến công trên đất Tổ

Năm 2006, là năm thứ 3 triển khai Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/N

Vì thế, ngay từ đầu năm, Sở Công nghiệp Phú Thọ đã giao cho Trung tâm Khuyến công phối hợp với các phòng ban của Sở, UBND các huyện, thành thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn... phổ biến, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, đề xuất chính sách phát triển TTCN trên địa bàn, phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở sản xuất triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác... Do vậy, các chương trình công tác của Trung tâm Khuyến công đều được triển khai thực hiện có kết quả và đã có những tiến bộ đáng kể.

I. Những kết quả đạt được

1. Về hỗ trợ các dự án khuyến công:

Trung tâm làm việc trực tiếp với UBND các huyện, thành, thị và đi thực tế tại 25 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, sau đó lên kế hoạch và trình Sở Công nghiệp phân bổ vốn khuyến công cho các chương trình, dự án năm 2006.

Trong năm, Trung tâm đã thực hiện triển khai và hỗ trợ được 05 dự án với tổng kinh phí là 380 triệu đồng, trong đó có 02 dự án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật (dự án sản xuất bột giấy – xenlulo, dự án sản xuất chè xuất khẩu chất lượng cao tại huyện Thanh Sơn); 03 dự án giải quyết việc làm và 01 dự án khôi phục nghề truyền thống tại xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao; 01 dự án khôi phục nghề sứ mỹ nghệ tại xã Yên Luật, huyện Hạ Hoà và 01 dự án bảo quản chế biến dược liệu tại xã An Đạo, huyện Phù Ninh.

Hiện nay, các cơ sở đang thực hiện dự án một cách tích cực, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang thiết bị.

2. Về phát triển làng nghề:

Trung tâm đã hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch phát triển nghề, xây dựng làng có nghề và làng nghề thời kỳ 2006 - 2010, nhằm thực hiện mục tiêu đến 2010, Phú Thọ sẽ có 600 làng có nghề và 40 - 50 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề, đồng thời khảo sát, lựa chọn 5 làng dự kiến xây dựng thành làng nghề trong năm 2006.

3. Công tác tuyên truyền hoạt động Khuyến công

Năm 2006, Trung tâm Khuyến công đã phối hợp với Đài Truyền hình Tỉnh mở chuyên mục “Khuyến công trên đất Tổ”, thu hút được sự quan tâm của nhiều khán, thính giả xem truyền hình và đã giúp cho người dân hiểu rõ thêm vai trò, vị trí của ngành Công nghiệp, về các chế độ, chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN của Tỉnh, cũng như của Nhà nước.

Trung tâm đã tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn lần thứ nhất tại Vĩnh Phúc, với trên 200 sản phẩm TTCN. Tại triển lãm, hàng công nghiệp của Phú Thọ đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan và ký hợp đồng mua bán sản phẩm, được Ban Tổ chức tặng bằng khen và một số sản phẩm đạt huy chương.

4. Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp:

Trong điều kiện hết sức khó khăn về điều kiện và cơ sở vật chất, nhưng năm 2006, dịch vụ tư vấn của Trung tâm đã dần đi vào chuyên nghiệp hơn. Trung tâm đã tư vấn trong lập dự án đầu tư cho 05 doanh nghiệp và đề án khai thác chế biến khoáng sản; tư vấn giám sát cho 01 công trình XDCB; tư vấn lập phương án CPH chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

5. Công tác quản trị hành chính và công tác khác:

Năm 2006, Trung tâm Khuyến công Phú Thọ đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ thông qua CBVC trong Trung tâm và một số quy định về quản lý tài chính và hoạt động khác cho phù hợp với tình hình thực tế; đã trang bị một số cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác văn phòng, nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao ADSL... Đặc biệt, 6 tháng đầu năm; được sự quan tâm giúp đỡ của UBND Tỉnh, Trung tâm đã khởi công sửa chữa xây dựng nhà làm việc và các công trình phụ trợ, với tổng số vốn đầu tư trên 500 triệu đồng, đến nay đã hoàn thành và đi vào sử dụng.

Hiện nay, tổng số CBNV của Trung tâm đến thời điểm báo cáo là 10 người, trong đó có 04 biên chế được hưởng lương từ NSNN, phần còn lại Trung tâm tự trang trải. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, gặp nhiều khó khăn, nhưng CBVC của Trung tâm đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bình quân thu nhập đạt trên 1,2 triệu đ/người/tháng.

II. Nhận xét, đánh giá

Qua 01 năm thực hiện nhiệm vụ, với rất nhiều khó khăn, thử thách, trước những biến động của nền kinh tế thị trường... nhưng các bộ phận nghiệp vụ của Trung tâm vẫn cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình, góp phần đưa sự nghiệp khuyến công của Tỉnh ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, công tác khuyến công của Tỉnh nhìn chung phát triển chưa mạnh, hiệu quả công việc hoàn thành chưa cao, do còn thiếu đội ngũ cán bộ khuyến công cấp huyện và thành thị. Với nguồn kinh phí còn hạn chế, công tác khuyến công mới tập trung vào tìm chọn, nhân cấy nghề, trợ giúp một số doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ.

III. Đề xuất kiến nghị:

Để góp phần thực hiện mục tiêu đưa Phú Thọ trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, mà trước mắt là đến năm 2010, công nghiệp – xây dựng chiếm 45 - 46% GDP của Tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% trở lên và tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống 5% (như chương trình hành động của Đảng bộ Phú Thọ thực hiện Nghị quyết 37/NĐ-NQ ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị), Sở Công nghiệp đề nghị, hàng năm, Tỉnh dành nguồn kinh phí thoả đáng để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển ngành nghề sản xuất TTCN, làng nghề, xây dựng hạ tầng cơ sở cho làng nghề, cụm, khu công nghiệp làng nghề và các dự án phát triển TTCN trên địa bàn (ổn định từ 1-2% nguồn thu từ công nghiệp); đồng thời bổ sung biên chế cho Trung tâm Khuyến công để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công nghiệp - Cục Công nghiệp địa phương nghiên cứu để sớm ban hành quy hoạch và có tiêu chí về làng nghề, để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

  • Tags: