Ngành Than tiếp tục được mùa, than cho sản xuất điện không thiếu.
Ngày 21 tháng 11 năm trước, Tổng công ty Than Việt Nam đã làm lễ mừng tấn than thứ 16 triệu của năm kế hoạch 2003, tại cảng Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Như vậy, so với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 16 triệu tấn than vào năm 2005 của kế hoạch 5 năm 2001-2005, mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, ngành Than đã về trước hơn 2 năm.
Năm nay ngành Than lại tiếp tục được mùa. Đó là nhận định của tốp phóng viên Tạp chí Công nghiệp – Bộ Công nghiệp vừa đi thực tế từ vùng than Quảng Ninh trở về. Hầu hết các đơn vị khai thác than đều đạt sản lượng cao, có nơi tăng đến 50% so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi như được vui chung cùng khí thế lao động của thợ mỏ. Khắp nơi, từ công trường đến phân xưởng, hầm lò,... nét vui mừng, hân hoan được hiện rõ trên nét mặt mỗi người. CBCNV có đủ việc làm với mức thu nhập khá cao, hầu hết các đơn vị đều có thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2004, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của toàn ngành Than đạt rất cao: Than nguyên khai đạt 17,53 triệu tấn, bằng 76% kế hoạch năm, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2003; Than sạch đạt 15,74 triệu tấn, bằng 79% kế hoạch năm, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó xuất khẩu đạt 6,73 triệu tấn, bằng 84% kế hoạch năm, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước, tiêu thụ nội địa đạt 8,74 triệu tấn, đạt 76% kế hoạch năm, tăng 18% so cùng kỳ năm trước; Bóc đất đá đạt 72,3 triệu m3, bằng 75% kế hoạch năm, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2003; Mét lò chuẩn bị sản xuất đạt 109 km, đạt 73% kế hoạch năm, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước... các chỉ tiêu khác đều đạt cao. Cho nên, than cung ứng cho sản xuất điện không thiếu, cụ thể như sau:
Năm nay, Tổng Công ty Than Việt Nam ký hợp đồng cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2.924.000 tấn than và trong 7 tháng đầu năm, ngành Than đã cung ứng được 1.866.759 tấn đạt 63,8% kế hoạch. Hai bên đã hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Qua 7 tháng hoạt động, khối lượng than mua bán đối với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại cụ thể là: dây chuyền 1 đạt tiến độ hợp đồng, dây chuyền 2 vượt tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên, cơ cấu than các vùng không đạt tỷ lệ theo hợp đồng, đặc biệt là than cám 5 MK thực hiện thấp, do quang lật toa xe của cả 2 dây chuyền của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại bị sự cố, thời gian khắc phục kéo dài, việc tiếp nhận than bằng đường sắt bị gián đoạn, nên khối lượng than cám 5 MK bị hụt lớn, cụ thể: Theo hợp đồng, thì khối lượng than cám 5 MK cho dây chuyền 1 thiếu 11,1% (tương ứng 82.000 tấn), cho dây chuyền 2 thiếu 4,3% (tương ứng 48.000 tấn), tổng cả 2 dây chuyền thiếu 130.000 tấn than cám 5 MK.
Thực tế việc tiêu thụ than luôn cao hơn kế hoạch, nhất là vào các tháng mùa khô, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại luôn phát công suất cao nên lượng than cám 5 MK Hòn Gai thường là thiếu hụt. Cái khó lớn nhất là đảm bảo độ ẩm của than không vượt quá 12%, vào các tháng mùa mưa các đoàn phương tiện phải nằm chờ phơi than tại cảng. Đó là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác tiếp nhận tại Phả Lại, đặc biệt là than vượt ẩm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ tiếp nhận.
Cùng chung sức để giải quyết.
Để khắc phục sự cố, đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện, Công ty Than Mạo Khê đã điều máy xúc cùng nhiều ôtô tải đến Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại làm việc đến gần 2 tháng để bốc xúc, vận chuyển than từ ga dỡ hàng đến các dây chuyền, đó là cố gắng thật sự, thể hiện trách nhiệm cao của các đơn vị cung ứng than cho sản xuất điện.
Các bên đã thống nhất tổ chức vận chuyển bổ sung than cám 5 MK bằng đường thủy từ cảng Điền Công và Bến Cân, nhưng thực hiện được không nhiều, do phải chờ đợi dỡ hàng tại cảng Nhà máy.
Qua thực tế nhiều năm vận chuyển và tiếp nhận than cám 5 MK bằng đường sắt cho thấy, khối lượng tối đa có thể thực hiện được chỉ đạt khoảng 850.000 tấn/năm (bình quân 65.000 đến 70.000 tấn/tháng). Như vậy, để thực hiện giao nhận 1,0 triệu đến 1,1 triệu tấn than cám 5 MK/năm, thì năng lực tiếp nhận bằng đường sắt không đảm bảo, thiếu khoảng 200.000 tấn/năm. Do đó, để đảm bảo đủ than cho Nhà máy, các bên đã thống nhất một số vấn đề sau:
- Sẽ vận chuyển khoảng 20.000 tấn/tháng than 5 MK bằng đường thủy và Nhà máy sẽ tăng cường năng lực dỡ hàng, để các phương tiện không phải chờ đợi lâu.
- Than vận chuyển bằng đường sắt từ ga mỏ Mạo Khê và ga Tràng Khê được giao cho cả 2 dây chuyền, khi quang lật của một trong hai dây chuyền bị sự cố, thì chuyển cho dây chuyền kia, không để việc giao nhận than bằng đường sắt gián đoạn.
- Khối lượng than đã ký hợp đồng từ đầu năm, Tổng Công ty Than Việt Nam khẳng định sẽ cung cấp đủ cho Nhà máy theo tiến độ đã thỏa thuận. Khi Nhà máy có nhu cầu sử dụng than cao hơn khối lượng đã ký hợp đồng, sớm thông báo và có điều chỉnh thông qua phụ lục hợp đồng kinh tế và Tổng Công ty Than Việt Nam sẵn sàng đáp ứng.
Đến nay, sự cố quang lật đã khắc phục xong, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã và đang hoạt động tốt. Song, vấn đề cung ứng than với khoảng 10.000 tấn/ngày, theo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ trong mùa mưa là một vấn đề khó, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm cao trước quốc gia và sự phối hợp chặt chẽ, cùng chung sức giải quyết của cả hai ngành Than và Điện, thì khó khăn nào cũng sẽ được khắc phục.
Cùng chung sức cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại phát huy hiệu quả
TCCT
LTS: Là nhà máy nhiệt điện chạy than lớn nhất Đông Nam á, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có công suất thiết kế (kể cả 2 dây chuyền) là 1040 MW, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Năm nay,