Đức rơi vào cuộc suy thoái thứ hai trong hai năm qua

Các dữ liệu chính thức cho thấy, Đức đã bước vào cuộc suy thoái lần thứ hai trong hai năm qua, làm trầm trọng thêm bầu không khí ảm đảm bao trùm nền kinh tế lớn nhất châu Âu và Chính phủ đang bị chỉ t

Theo các nhà kinh tế, việc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức bất ngờ giảm trong quý 1 năm nay đang gây sức  ép hơn nữa, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải giảm lãi suất để thúc đẩy sự tăng trưởng tại khu vực đồng Euro. Cơ quan Thống kê Liên bang tại Wiessbaden cho biết, GDP trong quý 1/2003 giảm 0,2% so với quý 4/2002. Con số này trước đó đã giảm 0,03% trong 3 tháng cuối năm 2002 so với quý 3. Định nghĩa chính thức của suy thoái là 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm.

Sự sụt giảm trong quý 1 là do đồng Euro mạnh trong bối cảnh nhập khẩu tăng, và rõ ràng là vượt xuất khẩu.  Lần  suy thoái gần đây nhất của Đức, tuy ngắn ngủi là vào cuối năm 2001. Chính phủ Đức đang dự đoán tốc độ tăng trưởng trong năm nay là 0,75%, song hầu hết các nhà phân tích cho rằng mức này quá cao. Ngân hàng Deutsche cho biết, họ có thể giảm dự đoán của họ xuống chưa bằng một nửa mức ban đầu là 0,6% trong khi BNP Paribas cho biết, họ vẫn dự đoán 0,2%.

 Nhà kinh tế của Exane, ông Emmanuel Ferry cho rằng, nói chung Đức chưa phục hồi kể từ lần suy thoái gần đây nhất. “Do đó, đây là cuộc suy thoái, nếu không phải trầm trọng nhất thì cũng là dài nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh”. Theo ông, sự suy giảm GDP trong cả năm 2003 “giờ đây là điều có thể”. Nhà kinh tế của CDC IXIS, ông Guilhem Savry nói, cuộc suy thoái này có thể trầm trọng hơn với GDP giảm trong  quý 2, do tác động của cuộc chiến Irắc đối với các thị trường.

 Sở dĩ thu nhập từ thuế thấp hơn so vói dự tính gần đây nhất hồi tháng 11 năm  2002 là do, Chính phủ đã dự đoán mức tăng trưởng trong năm 2003 sẽ giảm xuống còn 0,75%. Điều này sẽ làm giảm tổng số tiền thuế thu được trong năm 2003 xuống còn 449,8 tỉ Euro (515 tỉ USD). Trong giai đoạn 2003-2006, mức suy giảm ước tính lên tới 126 tỉ Euro.

 Tuy nhiên, ông Eichel vẫn hy vọng vào tương lai. ông nói rằng “sau kết thúc nhanh chóng của cuộc chiến Irắc, đang có những triển vọng về một sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Giá dầu mỏ giảm đi nhiều có thể đóng góp vào điều đó. Sự bất ổn về kinh tế và tiêu dùng có thể sẽ được khắc phục trong năm nay. Do đó, có những cơ hội để tiếp tục phục hồi kinh tế và nó sẽ trở nên mạnh hơn trong nửa cuối năm”.

 Trước đó, Ông Eichel cho biết, mức thâm hụt Liên bang có khả năng vượt 30 tỉ Euro trong năm nay, cao gần gấp đôi so với dự đoán. Ngân sách hiện nay dự đoán mức thâm hụt là 18,9 tỉ Euro. ông cho biết, phần lớn mức thâm hụt bổ sung là do tác động của việc tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục cao, tháng trước đã tăng tới 4,46 triệu người.

 Ông Eichel thú nhận, năm nay Đức sẽ vượt mức giới hạn thâm hụt của khu vực đồng Euro là 3,0% GDP. ông nói trừ phi xuất hiện điều kỳ diệu, Đức sẽ không thể cân bằng được ngân sách vào năm 2006 như đã hứa. Ông cho biết, đối với Chính phủ, đã đến lúc phải thông qua các cuộc cải cách cắt giảm chi phí gây tranh cãi đối với hệ thống ytế, lương hưu và thị trường lao động. Sự ảm đạm này khiến Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Schroder chỉ nhận được 26% mức độ ủng hộ trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất, mức thấp nhất trong 8 năm qua.
  • Tags: