Doanh nghiệp khốn đốn... Vì các khoản chi phí đầu vào leo thang!

Lâu nay, các khoản chi phí đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm luôn luôn là nổi ám ảnh của các doanh nghiệp (DN). Còn hiện tại, cuộc chiến tranh mà Mỹ và Liên quân đang phát động chống lại I- Rắc

Nếu như vào đầu năm, một mặt hàng liên quan trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất đó là điện đã bắt đầu tăng giá; thì hiện tại, cuộc chiến tranh mà Mỹ phát động chống I-Rắc chưa nổ ra, nhưng trong lĩnh vực vận tải hàng hải giá cước vận chuyển đã có dấu hiệu leo thang hàng ngày; đặc biệt là giá cuớc vận tải hàng hoá. Theo ước tính, giá cước vận tải từ cảng biển Việt Nam đi châu Âu từ đầu năm 2003 đến nay đã tăng khoảng 250 USD/ Cont 20’; 500 USD/ Cont 40’  (tăng từ 1.200 USD lên 1.400 USD). Sở dĩ, có sự tăng giá trên là do giá dầu thế giới luôn biến động ở mức khó lường (dầu DO giá 41,2 USD/ thùng). Như vây, theo ước tính của các chủ tàu, với việc tăng giá trên, trung bình mỗi ngày, giá cước vận chuyển một contenơ có thể tăng tới vài chục USD. Điều đáng nói ở đây, do giá cước vận chuyển quốc tế tăng, kéo theo cước vận tải trong nước cũng đồng loạt tăng. Theo tính toán sơ bộ, cước vận tải từ Hà Nội- Hải Phòng cũng sẽ tăng ít nhất 20 USD/Cont 20’ . Cũng chính vì lý do trên, mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu và vận tải Việt Nam đang phải khốn đốn vì các hãng tàu vận tải lớn quốc tế không chịu ký hợp đồng vận tải hàng hoá của chúng ta sang vùng Trung Cận Đông, vì lo sợ nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào; cũng như các hãng bảo hiểm quốc tế, vẫn không dám bán bảo hiểm chiến tranh cho các tàu vận tải Việt Nam khi đi sang vùng này, làm cho công tác xuất khẩu của DN đang gặp rất nhiều khó khăn, con số sụt giảm về xuất khẩu 2 tháng qua là một minh chứng.
Thêm vào đó, một điều không hay và sẽ là khó khăn hơn đối với các D N, là vừa qua, Hiệp hội các hãng tàu châu á (IADA) đã quyết định từ 1/3 /2003, đơn phương áp dụng phí bến bãi (THC) tại Việt Nam với mức thu 57 USD/ Cont 20’  và 85 USD/Cont 40’ . Với mức thu như vậy, tính ra mỗi năm, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải trả thêm khoảng từ 70- 80 triệu USD khoản THC. Mặc dù phải chấp nhận giá cước cắt cổ, song theo các nhà sản xuất và kinh doanh dệt may mà chúng tôi đã có dịp trao đổi tại cuộc Hội nghị về xuất khẩu hàng dệt may tổ chức vừa qua tại Hà Nội, thì các doanh nghiệp này vẫn chưa thể ước tính được khoảng chi phí tăng thêm do giá dịch vụ gia tăng; cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế. Điều chắc chắn, thiệt hại sẽ không phải là nhỏ.
Bên cạnh đó, do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, nên vừa qua Chính phủ đã quyết định nâng mức bán xăng dầu trong nước lên trung bình từ 200- 300 đồng/lít so với trước đây, càng đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn; khiến cho chủ trương giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng để cạnh tranh, trước mắt là đối phó với AFTA càng trở nên khó thực hiện.
Không dừng lại ở đó, đối với D N, ngoài các khoản chi phí đầu vào “leo thang”  ở mức xác định được, thì hiện tại còn bị nhiều khoản chi phí “vô hình”  khác, làm cản trở sự phát triển mà có khi còn lớn hơn cái gọi là chi phí cứng. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kịch, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản kiêm Giám đốc Xí nghiệp Xuất khẩu thuỷ sản Cần Thơ (Cafatex) đưa ra ví dụ, nếu như mỗi sản phẩm làm ra tại Cần Thơ mà chúng ta xuất khẩu được tại chỗ thông qua các cảng hiện có của Tỉnh mà không phải vận chuyển lên tận Tp. Hồ Chí Minh, thì mỗi năm, Cafatex cũng giảm được ít nhất từ 200 - 300 ngàn USD. Cũng liên quan đến những loại chi phí “ vô hình”  này, theo phàn nàn của nhiều DN, thì chính chi phí liên quan đến việc cơ chế, chính sách thay đổi bất thường cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ  cấu chi phí đầu vào nói chung mà doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh chịu.
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện nghĩa vụ về cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ CEFT/AFTA và tiến tới là tham gia vào sân chơi rộng lớn WTO; thì ngoài việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; thì vấn đề giá thành của sản phẩm đó có đủ sức cạnh được với các sản phẩm cùng loại của các nước khác hay không cũng cực kỳ quan trọng; Đặt trong bối cảnh mà các loại chi phí đầu vào “hữu hình”  và “vô hình” hiện đang có chiều hướng leo thang như nay, câu hỏi đặt ra là các DN sẽ phải cạnh trang bằng cách nào?

  • Tags: