Công ty cổ phần diêm Thống Nhất sau 2 năm cổ phần hóa

Chính thức chuyển sang công ty cổ phần ngày 1/1/2002, Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất đã trải qua 2 năm cổ phần hoá (CPH). Là một trong số những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực CPH, Diêm Thố

Đầu tiên, quan trọng và cấp thiết nhất đối với Diêm Thống Nhất là giải quyết lao động dôi dư. Với tỷ lệ lao động thủ công cao, trước CPH, Diêm Thống Nhất có gần 700 lao động. Trong khi, với mức độ đầu tư mới, Công ty chỉ cần khoảng 2/3 số lao động hiện tại. Nhưng số người cần phải nghỉ, làm thế nào để họ hiểu và vui vẻ chấp nhận về nghỉ theo chế độ. Người chịu trách nhiệm trực tiếp khi đó về CPH là Nguyễn Hưng. Anh đã tập hợp và nghiên cứu rất kỹ tất cả những tài liệu liên quan tới chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động khi doanh nghiệp CPH. Từ đó, phổ biến lại trong nội bộ lãnh đạo và đến CBCNV. Nhiều hôm, anh em yêu cầu đối chất trực tiếp, anh sẵn sàng, miễn sao người lao động hiểu rõ quyền lợi của mình khi doanh nghiệp chuyển sang cong ty cổ phần. Thêm một thuận lợi nữa của Công ty là được Nghị đinh 41/CP tiếp sức, cuối cùng Công ty đã giải quyết được 110 lao động dôi dư mà không một lời kêu ca hay đơn thư khiếu nại, khiếu tố. Thế là Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất ra đời do Nguyễn Hưng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc với 32% cổ phần của Nhà nước, còn lại tới 65% là cổ phần do CBCNV mua, chỉ có 3% là bán ra ngoài. Vậy nên, các cổ đông vẫn là anh em một nhà với nhiều thế hệ đã hiểu nhau và đồng cam cộng khổ từ gần 50 năm nay. Chính tình đoàn kết là động lực lớn lao để hơn 500 lao động còn lại của Công ty hợp sức cùng vì một mục đích chung, đưa sản xuất Công ty ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.

Ngay sau Đại hội cổ đông, Công ty bắt tay vào sắp xếp lại các phòng ban. Những bộ phận không cần thiết, cho giải thể. Những bộ phận quá cồng kềnh được tinh giản, sắp xếp cho hợp lý. Đồng thời, Công ty cho thành lập thêm một số phòng mới để thúc đẩy công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu chiến lược sản phẩm mới. Những biện pháp này đã làm bộ máy gián tiếp của Công ty giảm đi một nửa so với mô hình cũ, số lao động gián tiếp chỉ còn chiếm 10% trong tổng số lao động của Công ty. Mặt khác, với mỗi quy chế, trước khi chính thức ban hành được Công ty cho áp dụng tạm thời trong thời gian 3 tháng. Sau đó, những ý kiến phản ánh sẽ được tập hợp để Ban lãnh đạo dựa vào đó mà điều chỉnh sao cho phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Những sáng kiến hay được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, Công ty lập tức có thưởng ngay để khuyến khích người lao động phát huy năng lực sáng tạo.

 Bước đầu Công ty gặp thuận lợi bởi đã tinh giản được bộ máy sản xuất, kinh doanh, nội bộ đoàn kết. Nhưng khó khăn khách quan lại ập tới, đó là năm 2002, sản phẩm thay thế diêm phát triển mạnh, đặc biệt là bật lửa gas Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá rẻ như cho, chỉ vài trăm đồng/chiếc (đổ buôn). Bên cạnh đó là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng trốn lậu thuế, càng làm cho thị trường diêm thêm hỗn loạn.

Dù rất nỗ lực, nhưng sản lượng diêm của Công ty vẫn liên tục sụt giảm. Nếu như năm 2001, Công ty đạt sản lượng 200 triệu bao thì đến năm 2002, sản lượng giảm còn 185 triệu bao, doanh thu đạt 315 tỷ đồng và năm 2003, sản lượng chỉ còn 150 triệu bao và doanh thu đạt 30,5 tỷ đồng. Nhìn vào con số trên có thể nghĩ, Công ty đã làm ăn không hiệu quả bằng trước kia, nhưng trong thời điểm Công ty vừa chuyển sang mô hình mới, giá trị của mỗi bao diêm chỉ tính bằng trăm đồng, thì kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty như vậy cũng không đến nỗi nào. Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đạt 1,1 triệu đồng/tháng (chưa kể tiền lãi cổ phiếu).

Được đà, Công ty bắt đầu triển khai nhiều sản phẩm mới, trong đó có giấy vở học sinh. Nhưng cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, càng chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước bao nhiêu, thì lại càng thiệt thòi bấy nhiêu. Chỉ nhìn riêng khu vực Cầu Đuống - nơi Công ty đặt trụ sở, các cơ sở sản xuất diêm tư nhân đã nhiều vô kể, thì trên địa bàn cả nước, còn nhiều hơn nữa. Theo TGĐ Nguyễn Hưng thì mỗi năm, Công ty phải chi khoảng 1,7 tỷ đồng cho thuế giá trị gia tăng, trong khi các cơ sở tư nhân, do không kiểm soát được đầu vào đầu ra của họ, nên Nhà nước chỉ đánh mức thuế khoán 200.000đ/năm. Mới nói đến đó đã thấy khả năng cạnh tranh sản  phẩm của Công ty còn yếu, chưa kể, Công ty còn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, BHYT, BHXH, tổng cộng tất cả khoảng 3,5 tỷ đồng/năm. Điều đó đủ thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty như đã nêu trên thực sự đã có thể coi là thành công của Công ty.

Sau 2 năm CPH, điều băn khoăn của Công ty chính là hoạt động của bộ máy quản lý. Đảng bộ  Công ty hiện đang thuộc sự chỉ đạo của Đảng uỷ khối công nghiệp Hà Nội, Đoàn Thanh niên sinh hoạt tại quận Đoàn Long Biên, Công đoàn vẫn thuộc Công đoàn TCT Giấy Việt Nam, còn chuyên môn không biết về đâu. Công ty cũng mong muốn, nên quy về một mối thuộc địa phương quản lý để những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn. Đề nghị này của Công ty đang được Công đoàn Công nghiệp Việt Nam tập hợp xem xét để có một kiến nghị điều hành quản lý chung cho các doanh nghiệp nhà nước sau CPH./.

  • Tags: