Làm gì để luật xuất bản không chỉ là hình thức

Hiện cả nước có 47 NXB, khoảng 10.000 cơ sở phát hành sách của Nhà nước, tập thể và cá nhân, trong đó có 120 doanh nghiệp nhà nước phát hành sách. Năm 1993, toàn quốc chỉ xuất bản được gần 5.000 tên s

Luật Xuất bản không cho phép liên doanh về xuất bản, song phổ biến hiện nay là, một số nhà xuất bản đăng ký kế hoạch, sau đó giao lại cho tư nhân lo toàn bộ các khâu của quy trình, tức là “bán” tư cách pháp nhân. Do vậy, dẫn tới việc tình trạng bát nháo trong hoạt động xuất bản.
Sau 10 năm ra đời, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn việc thực hiện Luật Xuất bản (1993) đã lạc hậu so với thực tiễn phát triển của hoạt động xuất bản, gây nên tình trạng thực thi luật và các văn bản dưới luật thiếu nghiêm minh, nếu như không nói là việc thực hiện luật chỉ còn là hình thức. Các nhà xuất bản chưa nghiêm túc trong quá trình thực hiện Luật. Một số đơn vị bổ sung kế hoạch xuất bản nhiều lần trong năm, gây nên tình trạng “quá tải” cho các cơ quan quản lý. Hoặc có hiện tượng “đội mũ” đề tài, chuyển từ đề tài sách thành dạng chuyên đề, tạp chí. Sách in xong thì coi như việc đã rồi, lúc ấy mới xin bổ sung kế hoạch.
Theo quy định của Luật Xuất bản, tư nhân chỉ được phép liên kết trong lĩnh vực in và phát hành ấn phẩm. Nhưng thực tế, tư nhân đã tham gia trực tiếp vào cả các khâu từ xuất bản, đến phát hành. Theo điều tra của Cục Xuất bản, sách liên kết với tư nhân ở một số NXB chiếm tỷ lệ khá cao và sách sai phạm phần lớn là sách thuộc loại này.
Để hạn chế tình trạng này, nên giao quyền tự chủ cho giám đốc, tổng biên tập NXB, đồng thời “siết chặt” hơn trách nhiệm của giám đốc NXB. Theo đó, Điều 15 của Dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi sẽ được bổ sung: “Giám đốc NXB chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản về mọi hoạt động của nhà xuất bản”. Và lần đầu tiên, trách nhiệm của biên tập viên được đưa vào Dự thảo Luật. Cụ thể tại Điều 16: “Biên tập viên NXB phải có trình độ đại học trở lên, được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, nghiệp vụ. Biên tập viên có quyền và nghĩa vụ đứng tên trên xuất bản phẩm, khước từ những tác phẩm trái với quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc NXB về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập”.
Tại Dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi, tư nhân chỉ có quyền tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực in và phát hành (không được tham gia lĩnh vực xuất bản). “Cá nhân, tổ chức, nước ngoài muốn xuất bản tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm ở Việt Nam phải thông qua một NXB có chức năng ...” (Điều 27). Dự thảo cũng quy định cụ thể hơn quyền tác giả: “Việc xuất bản, sao, tái bản xuất bản phẩm phải ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định pháp luật về quyền tác giả” (Điều 23).
Như vậy, Dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) đã có thay đổi nhiều so với Luật Xuất bản năm 1993. Song, để có thể chấm dứt tình trạng “bát nháo” trong hoạt động xuất bản, cần có những văn bản dưới luật, quy định chi tiết về mức độ xử phạt đối với các NXB, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, và trách nhiệm của cơ quan quản lý.

  • Tags: