"Bẫy nước"

Trải suốt chiều dài lịch sử, từ ngàn đời nay, cuộc chiến đấu giữa loài người chống lại thủy thần vẫn diễn ra ngày càng cam go và ác liệt hơn. Đã bao lần, con người trị thuỷ thành công, chặn đứng thảm

Cuộc chiến chống lại thuỷ thần.

Nạn ngập lụt gây ra thiệt hại về vật chất và sinh mạng rất lớn. Nguyên nhân của thảm hoạ đó là do không dự báo chính xác. Nhưng ngay cả những dự báo được cho là chính xác nhất, cũng chỉ mang tính chất cảnh báo để đề phòng chứ thực chất, không hoàn toàn đảm bảo ngăn chặn được hậu quả thảm khốc của ngập lụt gây ra. Các công trình nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy, nạn ngập lụt ngày càng tăng, công suất dòng lũ ngày một mạnh và sức tàn phá ngày càng lớn. Các chuyên gia coi xu hướng đó là do hậu quả của nạn phá rừng, huỷ hoại thảm thực vật ở các khu vực thượng nguồn. Khi còn chưa bị tàn phá các cánh rừng và các thảm thực vật có tác dụng ngăn chặn các dòng nước trên mặt đất, còn các lớp lá dày và đám cỏ rậm có tác dụng giống như các đập nhỏ trong các dòng suối ngăn chặn bớt tốc độ của dòng chảy từ thượng nguồn đổ vào các sông. Sau khi rừng bị tàn phá, dòng nước trên bề mặt do mưa tạo ra không gặp phải bất kỳ chướng ngại vật nào và ngay lập tức, tụ hợp lại thành dòng chảy mạnh tuôn trào xuống các sông. Do nước chảy quá nhanh, đặc biệt là ở các khu vực đồi núi độ dốc của nhiều nguồn nước quá lớn, nên dòng chảy của các sông hạ nguồn không kịp tiếp nhận dòng nước mạnh từ thượng nguồn đổ xuống và bắt đầu tạo ra nạn ngập lụt.

Để tránh ngật lụt, từ bao đời nay, ở nhiều nơi trên thế giới, loài người đã biết cách xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi như đê, đập ngăn chặn lũ lụt bảo vệ các thành phố, làng mạc và các khu vực nông nghiệp. Phương pháp này đã từng được sử dụng ở Ai Cập cổ đại, Trung Quốc và cả ở Việt Nam. Cho đến nay, đê, đập vẫn đang được sử dụng trong các hệ thống thuỷ lợi hiện đại. Song, cần lưu ý rằng việc xây dựng đê đập, dù bằng đất đá hoặc bê tông, cũng là công việc vô cùng khó khăn, tốn kém và không phải bao giờ cũng có hiệu quả. Phương pháp bảo vệ chống ngập lụt là các đập ngăn nước cỡ lớn. ở đó, lượng nước dư thừa sẽ được tích luỹ vào các hồ chứa, để sau đó được sử dụng nhằm tạo ra năng lượng điện, hoặc xả vào các sông theo tốc độ vừa phải. Phương pháp này đã từng được sử dụng ở Trung Quốc để xây dựng đập ngăn “Ba Làng” trên thượng nguồn sông Ranh ở Đức và tại Zeiski ở Nga. Tuy nhiên, đập ngăn nước chưa phải là giải pháp tốt nhất. Muốn xây dựng chúng, cần phải có điều kiện địa lý và địa hình phù hợp. Ngoài ra, đập ngăn nước cũng chỉ chống ngập lụt được cho các vùng nằm phía dưới đập, còn các vùng trên đó thì vẫn không bảo vệ được.

“Bẫy nước”- vũ khí mới của loài người.

Các chuyên gia thuộc Khoa Công trình thuỷ lợi Đại học Tổng hợp Quốc gia Xanh-Petecbua (Nga) đề xuất một phương pháp đơn giản, nhưng rất hiệu quả chống lại nạn ngập lụt, nhằm tạm thời ngăn chặn dòng nước tại các khu vực thượng nguồn và sau đó, xả nước vào các dòng sông theo một tốc độ và chế độ hợp lý, nhằm không tạo ra hiện tượng “sốc”, gây ngập lụt tại hạ nguồn.

Thực hiện ý tưởng này, theo các nhà khoa học, cần xây dựng các đập tự điều chỉnh ở thượng nguồn và tạo ra vô số các “bẫy nước”, mà thực chất là các hồ chứa nước nhỏ. Những công trình đó có khả năng giữ chậm dòng nước thượng nguồn và sau đó, xả chúng vào các sông với tốc độ chậm. Trong khi lựa chọn vị trí để xây các “bẫy nước”, cần phải tính đến hai yếu tố là chi phí xây dựng ít nhất và đem lại tác hại nhỏ nhất, do phải chịu ngập lụt tạm thời ở các khu vực được lựa chọn làm “bẫy nước”.

Nước từ các vật liệu sẵn có và ngay tại chỗ trong địa phương với tính toán sự ngập lụt tạm thời không phá hoại nền địa chất, cũng như không ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. Những khu vực đó có thể là các hồ ao, đồng cỏ, các khu vực vừa thu hoạch mùa màng.

Các công trình đê đập cũng phải đáp ứng hai yêu cầu chủ yếu: Tính kinh tế trong xây dựng và khả năng điều tiết nước từ các “ bẫy” . Có thể điều chỉnh dòng nước theo chế độ qui định, bằng cách đặt các đường ống có kích thước nhất định. Độ lớn của khối nước cần xả được xác định theo công thức thuỷ khí động, mà bất kỳ một kỹ sư thuỷ lợi nào cũng biết. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, nếu kích thước đường ống quá nhỏ, sẽ có nguy cơ là các đường ống bị tắc bởi rác rưởi và cây cối chèn vào. Cũng có thể xả nước qua đê đập mà không cần ống dẫn nước. Muốn vậy, cần xây dựng đê đập dưới dạng các tảng đá và đất cứng khối lớn, để tạo ra khe hở nhất định cho nước chảy qua. Nước xả từ các hồ chứa nước đi qua đập giống như đi qua một hệ thống lọc. Khối lượng của dòng nước đi qua hệ thống lọc đó được xây dựng từ các tảng đá thô có kích thước lớn, đã từng được Giáo sư, Viện Nghiên cứu thuỷ lợi Xanh-Petecbua, N.P Puzưrepski tính toán vào những năm 1930. Ông đã xác định được giá trị của hệ số lọc đối với các vật liệu khác nhau. Sử dụng đá, đất cứng và một số vật liệu nhân tạo khác, ta có thể xây dựng được các đập chắn có khả năng xả nước với một tốc độ nhất định. Thí dụ, ở một số khu vực trên tuyến đường sắt Murmansk (Nga), nền đường ray được xây dựng từ đá hộc khối to, với mục đích tạo khe hở để xả nước mưa và nước ngập lụt. Nước ngập lụt cũng có thể được ngăn chặn theo cơ chế tương tự trên kênh đào Belomorsk - Bantic. Tổ hợp ngăn chặn nước ngập lụt, bao gồm cả một hệ thống các đê đập tự điều chỉnh và các “bẫy nước”, có thể hình thành một hệ thống có hiệu quả có thể chống ngập lụt cho các dòng sông lớn.

  • Tags: