Những khó khăn trong việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Hiện tại, cả nước có hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính phủ đã có Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2003 về Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườn

Cụ thể, sẽ xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tổng số 4.295 cơ sở gây ô nhiễm được rà soát (thống kê năm 2002), trong đó, có 284 cơ sở sản xuất kinh doanh, 52 bãi rác, 84 bệnh viện, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 3 khu tồn lưu chất độc hóa học và 1 kho bom do chiến tranh để lại 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại là các cơ sở mới phát sinh sẽ được tiếp tục xử lý triệt để đến năm 2012; công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm được tiếp tục đẩy mạnh, đồng htời kiểm soát, hạn chế tốc độ gia tăng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giải quyết ô nhiễm môi tường – “khó cũng phải làm”.

Trong khi thực hiện Quyết định 64/CP của Chính phủ, các doanh nghiệp và cơ sở gây ô nhiễm (CSGON) phải di dời sẽ gặp phải những khó khăn sau:

1/ Khó khăn về vốn.

Đây là vấn đề nan giải nhất của các doanh nghiệp và cơ sở gây ô nhiễm. Bởi lẽ, CSGON không có tiền đầu tư để đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm không gây ô nhiễm môi trường. Các CSGON cũng không có tiền để mua các thiết bị xử lý, hay vốn để tiến hành di dời (hoặc làm mới, xây nhà xưởng…). Công ty Vissan đã lên kế hoạch di dời bộ phận giết mổ gây ô nhiễm xuống KCN Tân Tạo vào tháng 12/2003 với chi phí dự kiến vào khoảng 50 tỷ đồng. Song, Công ty cũng cho biết là đang gặp khó khăn về vốn di dời, kết hợp với đổi mới máy móc, mở rộng mặt bằng sản xuất.

2/ Khó khăn về công nghệ.

Ai cũng biết những nước tiên tiến có nhiều công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường (ONMT) rất hiện đại, nhưng không phù hợp với Việt Nam, vì giá tiền quá lớn so với túi tiền của các CSGON. Đây là mâu thuẫn giữ lựa chọn công nghệ xử lý ONMT tiên tiến và túi tiền của các CSGON.

3/ Khó khăn về đất đai.

 Vấn đề đất đia cũng là một khó khăn lớn, một số địa phương quỹ đất còn dồi dào thì không sao, nhưng các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...) thì việc di dời những cơ sở ô nhiễm môi trường là vô cùng phức tạp..

4 - Khó khăn về giải quyêt việc làm.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở những cơ sở gây ô nhiễm phải đóng cửa hx những cơ sở đang di dời cũng là một vấn đề mang tính xã hội hết sức bức xúc và không hề đơn giản.

5 -  Khó khăn là giảm tăng trưởng kinh tế

Khi các cơ sở bị đặt vấn đề ngừng sản xuất, thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế của các địa phương.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Mai ái Trực khẳng định: “Khó khăn cũng vẫn phải làm, để các cơ sở không tiếp tục gây ô nhiễm và cảnh tỉnh các cơ sở khác trong vấn đề ô nhiễm môi trường.

Chính quyền các thành phố lớn tạo mọi điều kiện để các CSGON di dời.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã trao đổi về vấn đề trên như sau:

Các CSGON khi buộc phải xử lý hoặc di dời đi nơi khác thì Thành phố chỉ có thể, đưa ra kế hoạch hợp lý và hỗ trợ cơ chế, chính sách phù hợp, còn kinh phí thì về nguyên tắc không có. Nếu có thì đó là thưởng để khuyến khích các CSGON thực hiện kế hoạch đã cam kết. Các doanh nghiệp hoặc cơ sở khi buộc phải di dời gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, nhiều máy móc, thiết bị, nhà xưởng đã quá cũ, để thì còn sản xuất được, nhưng khi tháo dỡ ra thì nát vụn hoặc không sử dụng được nữa. Những CSGON khi buộc phải di dời thì một khó khăn nữa là, phải dừng sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm và cuộc sống của họ tất nhiên gặp khó khăn.

Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các CSGON di dời, ngày 29 tháng 9 năm 2003, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 115/2003/QĐ-UB về việc Quy định mức thưởng tiến độ cho các đơn vị di chuyển cơ sở sản xuất không còn phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực các quận nội thành. Cụ thể như sau:

- 500 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển trên 500 người, diện tích đất có nhà xưởng trên 5.000 m2.

- 400 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 400 người đến 500 người, diện tích đất có nhà xưởng từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

- 300 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 300 người đến 400 người, diện tích đất có nhà xưởng từ trên 3.000 m2 đến 4.000 m2.

- 200 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 200 người đến 300 người, diện tích có nhà xưởng từ trên 2.000 m2 đến 3.000m2.

- 50 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 50 người đến 100 người, diện tích đất có nhà xưởng từ trên 500 m2 đến 1.000 m2.

- 30 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 20 người đén 100 người, diện tích đất có nhà xưởng từ trên 200 m2 đến 500 m2.

- 20 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển từ 10 người đến 20 người, diện tích đất có nhà xưởng từ trên 100 m2 đến 200 m2.

- 10 triệu đồng cho đơn vị có số lao động di chuyển dưới 10 người, diện tích đất có nhà xưởng dưới 100 m2.

Quy định mức thưởng theo tiến độ di chuyển.

- Di chuyển xong trước ngày 31/12/2003 được thưởng 100% mức thưởng tối đa.

- Di chuyển xong trước ngày 30/6/2004 được thưởng 70%.

- Di chuyển xong trước ngày 31/12/2004 được thưởng 50%.

Trường hợ số lao động di chuyển hoặc diện diện tích đất có nhà xưởng không tương xứng để áp dụng một mức thưởng quy định thì được áp dụng mức thưởng htấp hơn liền kề. Tiền thưởng được sử dụng để trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công nhân viên do ngừng việc, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tích cực trong quá trình di chuyển, bổ sung vào quỹ phúc lợi và bổ sung chi phí cho việc di chuyển máy móc, thiết bị.

Tháng 8-2003, UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định, chi 200 tỷ đồng di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong năm 2003. Trong đó, 20 tỷ đồng trong số này được chuyển cho Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thành phố  để hỗ trợ di dời khác và cho vay không lãi suất đối với các dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trưoừng của các cơ sở sản xuất kinh doanh được quy hoạch tại chỗ (không phải di dời).

Số còn lại (180 tỷ đồng) được chi cho các chính sách hỗ trợ di dời ô nhiễm đẫ qui định cho các đơn vị thực hiện việc di dời theo quyết định của Thành phố.

Những vấn đề về xử lý các CSGON

Chúng ta cần phải nhận thức là di dời không phải là mang ô nhiễm của thành phố ra bên ngoài, mà đồng thời phải áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm. Như vậy, các CSGON khi phải di dời thì khó khăn tăng gấp bội. Một mặt phải lo các vấn dề phức tập của việc di dời, mặt khác lại phải lo có thiêt bị, công nghệ xử lý ô nhiễm mà họ đã gây ra.

Khi mưói làm ivệc với các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải đã yêu cầu không được gây ô nhiễm ở các nơi di dời. Tới đây sẽ có ba vấn đề được xử lý: Trong đó vấn đề xử lý vốn sẽ được huy động của các nhà tài trợ, sẽ được sử dụng từ Quỹ và của Nhà nước. Thủ tướng rất đồng tình với việc sử dụng quỹ đất từ Tành phố, đất sẽ được đấu giá, chuyển nhượng và hỗ trợ cho những cơ sở phải di dời.

Ví dụ Nhà máy Dệt 8-3 đang sử dụng 200,000 m2 (20 ha) tương đương với 4.500 tỷ đồng trong khi chỉ cần 250 triệu USD trong số tiền bán đấu giá đất đó là đã có thể có đủ đất để xây dựng Nhà máy máy.

Đất đai cũng sẽ có chính sách ưu tiên, miễn và giảm thuế đất cho những cơ sở di dời. Sẽ có chính sách giải quyết vấn đề việc làm trong thời gian ngưng việc để vừa thực hiện được Quyết định 64 của Chính phủ, lại vừa giải quyết được một trong những vấn đề có tính chất “búc xúc” này.

Những vướng mắc trong việc di dời các CSGON

Trong khi Chính phủ và chính quyền các thành phố lớn hết sức nỗ lực để các CSGON di dời, thì viêc di dời lại không được thực hiện như kế hoạch đặt ra. Ví dụ, theo Ban chỉ đạo Chương trình di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi địa bàn tp Hồ Chí Minh, tính đến tháng 8/2003, mới chỉ có gần 10% số đơn vị sản xuất gây ô nhiễm thực hiện di dời. Cụ thể, chỉ có 24 trong tổng số 260 cơ sở có tên trong “danh sách đen” (gây ô nhiễm môi trường nặng và đến năm 2004 phải “ra đi”) đã thực hiện di dời. Nhiều CSGON muốn thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định di dời, nhưng vấp phải những vấn đề nan giải sau:

Theo kế hoạch năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh phải di dời tối thiểu 93 cơ sở ô nhiễm nặng vào các khu công nghiệp (KCN) và phụ cận. Lý giải nguyên nhân chậm trễ này, nhiều doanh nghiệp trong “danh sách đen” đều đổ lỗi do thiếu địa điểm và vốn. Theo các doanh nghiệp này, để được vào KCN cũng không phải dễ vì phải có rất nhiều điêu fkiện. Chẳng hạn như “diện tích tối thiểu thuê đất phải trên 1.000 m2” hoặc theo Quyết định 78 của thành phố Hồ Chí Minh, thì 14 ngành nghề không được đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư tập trung, nhưng rất khó xác định rõ ràng, chính xác khái niệm “khu dân cư tập trung” ở các quận, huyện.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, các KCN hầu như không còn chỗ trống, hiện nay, các KCN của Thành phố tuy còn 898 ha, nhưng chưa đền bù giải tỏa và diện tích cho thuê ngay chỉ có vẻn vẹn 68 ha, chỉ đáp ứng được khoảng 7,5% nhu cầu. Ban chỉ đạo di dời không biết phải trả lời thế nào, khi nhiều doanh nghiệp đến hỏi điện điểm, vì để di dời 1.300 doanh nghiệp sẽ cần khoảng 730 ha đất. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, iêm Trưởng ban chỉ đạo di dời cho biết, khó khăn lớn nhất là bố trí mặt bằng cho các cơ sở này di dời đến, vì hầu hết KCN đều ngần ngại, không muốn tiếp nhận các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển đến do, qui mô những cơ sở này nhỏ, khó quản lý tập trng. Vì vậy, nhiều cơ sở tự nguyện đăng ký chuyển vào các KCN, nhưng đến nay vẫn chưa di dời được. Một số doanh nghiệp khác thì viện vào lý do là không tìm được địa điểm mới phù hợp,nên “buộc” phải bám trụ ở Thành phố.

Có đơn vị đã có đất, muốn di chuyển, nhưng địa điểm không đúng với sắp xếp của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

Việc di dời của doanh nghiệp Tung ương đóng trên địa bàn Thành phố cũng khó thực hiện, vì thiếu sự phối hợp của các cơ quan chủ quản.

Các chế tài để xử lý những doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không chịu dời đi chưa đủ mạnh

Nhiều người cho rằng, những khó khăn, vướng mắc trên chỉ là chuyện nhỏ. Chúng ta sẽ dần dần giải quyết được. Nhưng điều đáng lo nhất thì không thấy các nhà quản lý, các nhà chiến lược, các nhà quy hoạch đề cập đến, đó là, liệu việc di dời này có đảm bảo quy hoạch cho thành phố đến 100 năm sau? Và họ đang lo lắng về việc di dời các CSGON gặp phải tình trạng: “Hôm nay di dời và ngày mai lại di dời tiếp”. Sự lo lắng đó không phải là không có căn cứ. Như chúng ta đã thấy, tốc độ đô thị hoá rất nhanh, trước đây, cách thành phố Hà Nội khoảng 10-20 km là thấy xa và các nhà máy đặt ở đó “rất an toàn về môi trường”, nhưng nay, chúng ta nhìn lại thì thấy các nhà máy đó đang gây ô nhiễm  và cũng sắp phải di dời. Cách đây, chỉ vài năm, khi một nhà máy buộc phải di dời ra khỏi Thủ đô và họ đã ra đi cách xa trung tâm khoảng 11 km và tưởng là sẽ “định cư” lâu dài thì nay, không nói chúng ta cũng biết, nhà máy đó chắc chắn không “thọ” ở đấy được lâu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là chúng ta chưa có cách nhìn, cách sống của người dân thành phố, tầm nhìn quá ngắn, cộng thêm những khó khăn về tài chính và “căn bệnh” cố hữu là, làm lấy được và chạy theo thành tích vì trình độ quá kém.

Do vậy, mong Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cần có tầm nhìn về quy hoạch cho 100 năm sau và lâu hơn nữa, để con cháu chúng ta không khổ vì phải giải quyết những hậu quả của cha ông chúng để lại.

  • Tags: