Chuyện buồn Nhà trọ bình dân

Hiện nay ở Hà Nội, kinh doanh nhà cho thuê đang là dịch vụ hấp dẫn với nhiều người và lợi nhuận do loại hình này đem lại không phải là nhỏ. Cái được của loại hình này là đáp ứng nhu cầu giải quyết chỗ

Phải nói rằng, sinh viên là lực lượng chủ yếu trong đội quân đi thuê nhà. Thành phần đi thuê nhà có đủ cả: công nhân viên chức thu nhập thấp, sinh viên mới ra trường, người lao động từ quê ra kiếm sống, người ốm đi chữa bệnh… Và cũng có một số người Hà Nội không thích ở chung với bố mẹ và đi thuê nhà. Nhà cho thuê tập trung chủ yếu ở gần trường Đại học và những vùng ngoại thành như Cầu Giấy, Mai Động, Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn, Trương Định, Thanh Xuân, Mai Dịch… Mô hình chủ yếu là nhà cấp 4 rộng khoảng 12-15m2 với giá cho thuê là 250.000-300.000 đ/ tháng. Chủ nhà thường xây một dãy nhà từ 8-20 phòng nhỏ trong một khu đất với 1 hoặc 2 nhà vệ sinh và bể nước phục vụ người thuê. Có nhà thì ông chủ trang bị cho một cái giường nhỏ, còn phần lớn trong nhà không có gì, những người thuê nhà đều phải tự kiếm giường hoặc nằm dưới đất. Nhà ông Cường ở Vĩnh Tuy có tới 10 phòng nhỏ cho công nhân thuê với giá 300.000đ/ tháng. Tất cả hiện có hơn 30 người thuê và dùng chung nhau một bể nước ở ngoài sân, một nhà vệ sinh, một nhà tắm. Cũng may là công nhân ở đây đi làm theo ca, người làm đêm, người làm ngày nên không mấy khi chen lấn xô đẩy nhau ở bể nước. Còn một số người làm nghề cửu vạn, ve chai, đánh giầy, bán hoa quả rong thường thuê nhà ở bãi Phúc Xá phường Phúc Tân, phố Vân Đồn phường Bạch Đằng với 2000 đ/ ngày. Trong một phòng chỉ rộng 20m2 có tới 10 người nằm la liệt và tiện nghi duy nhất là một, hai chiếc chiếu. Nhà chị Hương ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm chỉ rộng 35m2, nhưng có tới 12 người thuê, gia đình chị có 5 người cũng ở cùng. Tất cả đều ở chung một phòng mà chỉ có một bức vách ngăn. Nếu có khách đều thì một ngày, chị Hương có thu nhập 24.000đ và một tháng có 720.000đ. Nhưng mấy bữa nay, khách trọ về quê gần hết nên chị đang thất thu, mỗi ngày chỉ có 3 người thuê nhà. Vì muốn kiếm tiền, nhiều người đã xẻ nhỏ nhà mình ra cho thuê, mặc dù biết người lạ vào nhà là rất phức tạp, nhưng theo họ thì “có tiền còn hơn không”. Và những người lao động nghèo, những cô cậu sinh viên từ quê ra học, cũng chỉ mong có một chỗ trú chân để hoàn thành công việc cũng như nghiệp học của mình, nên theo họ, có một chỗ chui ra chui vào là may lắm rồi. Kiếm được một chỗ thuê lâu dài với giá bình dân và an ninh trật tự tốt, thật không dễ chút nào với những người đi thuê nhà. Nhiều người thuê nhà còn bị mất cắp luôn, có người không tìm được chỗ thuê lâu, nên cứ mấy tháng lại phải chuyển nhà.

          Nhưng điều đáng buồn và thương tâm nhất vẫn là nhà cho bệnh nhân thuê, những người đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh thận, họ phải thuê nhà để điều trị bệnh lâu dài. Tôi tìm đến xóm trọ bệnh nhân nằm sau bệnh viện K vào một buổi sáng. Lúc này, xóm trọ có vẻ ít người, vì mọi người đã vào viện để tia xạ hoặc truyền hoá chất gì đó. Đang ngơ ngác ở đầu xóm, tôi chợt nghe thấy tiếng gọi: “Em ơi, thuê nhà à, vào đây chị dẫn đi xem, nhà gì cũng có, khép kín hay chung công trình phụ?’’. Theo chị ta, tôi rẽ vào ngôi nhà nhỏ ở phía Quán Sứ, nằm chếch cổng bệnh viện K. Cảm giác ghê sợ khi một thứ mùi hôi nồng nặc từ nhà vệ sinh công cộng ở đầu nhà toả ra làm tôi phát nôn. Một bà chủ to béo trong một ngôi nhà rộng chừng 30m2 chạy ra đon đả: “Cháu vào đây uống nước rồi đi xem nhà, ưng thì thuê mà không thì mách cho người khác đến thuê cũng được, trông cháu là cô ưng ngay”. Tôi ngó sang gian bên cạnh nhà bà chỉ rộng khoảng 22m2 mà có tới 4 chiếc phản kê sát nhau và 8 người đang nằm la liệt với tiếng rên, tiếng khóc và cả tiếng ngáy nữa. Đúng là nhà dành cho những con người hoạn nạn, họ bị căn bệnh ung thư quái ác đang hành hạ. Lúc này, trong tôi đã bớt đi cảm giác ghê sợ, mà thay vào đó là sự đồng cảm, lòng xót xa cho những bệnh nhân này. Nhìn cảnh những con người đang từng ngày, từng giờ bị những cơn đau vật vã tấn công, mà lại đang phải sống chen chúc nhau trong ngôi nhà ngột ngạt đủ thứ loại mùi thật là khủng khiếp. Thấy tôi không nói gì, bà chủ tiếp: “ Sao cháu cứ đứng ngây ra thế, thuê nhà cho ai, cô cho thuê rẻ thôi, 15.000 đ/ngày, nếu thuê tháng là 350.000 đ/tháng. Cô còn một gian nữa dành riêng cho cháu đấy, có khối người hỏi, nhưng cô chỉ muốn cho ai tử tế hiền lành như cháu thuê thôi”. Tôi theo bà ta đi xem nhà, một gian nhà hôi hám vẫn còn mùi thuốc bốc lên nồng nặc, chắc có ai đó vừa mới trả nhà cho bà. Tôi trả cho “cò” dẫn nhà 20.000 theo luật và xin phép ra về, sáng mai sẽ quay lại trả lời bà chủ. Sau đó, tôi đi sâu vào cái ngõ ấy thì thấy có mấy nhà cho thuê và người thuê toàn là bệnh nhân ung thư. Anh Vũ Hiền quê ở Phú Thọ đi chăm vợ bị ung thư hạch một năm nay, anh nói với tôi: “ Tốn tiền lắm chị ơi, chả biết bệnh có khỏi được không. Vợ tôi đang trong giai đoạn truyền hoá chất, tóc rụng hết cả. Cứ 3 tháng truyền một lần, sau một đợt truyền lại về nhà và đến hẹn lại lên. Đi lại vất vả lắm, nhưng nằm chầu chực ở đây thì lấy đâu ra tiền mà trả tiền nhà, mọi thứ ở Hà Nội đều đắt đỏ lắm”. Nói rồi anh vội vã bê chậu quần áo đi giặt với lý do là phải tranh thủ, kẻo lát nữa bể nước đông người. Tại một phòng trọ khác, có một bà già 70 tuổi đi chăm con dâu, nghe nói, con trai bà đã chết vì nghiện, nay con dâu lại bị ung thư vú. Nhìn tay bà đang run, chân thì lập cập bê bát cháo đến bên cô con dâu đang quằn quại vì đau đớn, trông thật đáng thương. Bên cạnh họ là 4 người nữa cũng đang kêu la vì đau đớn. Đang ngồi hỏi chuyện mấy người trong phòng thì một cô bé khoảng 16 tuổi chạy vội vã về khóc lóc: “Các bác các chú ơi, bệnh của mẹ cháu không chữa được nữa rồi, mẹ cháu sắp chết rồi, bác sĩ dặn là không được nói cho mẹ cháu biết. Hu…hu”. Được biết, mẹ em bé ấy bị ung thư và đã điều trị ở bệnh viện K 3 năm nay, bố em mất sớm, anh em thì đi làm thuê lấy tiền thuốc thang cho mẹ, em cũng phải nghỉ học để chăm sóc mẹ. Khi đó, anh em vừa đưa mẹ em ra phố

           Buổi trưa, xóm trọ bệnh nhân trở nên nhộn nhạo và đông đúc hơn. Người nhà bệnh nhân lục đục xách cặp lồng đi mua cơm, cháo, có thêm vài người đến thăm bệnh nhân trong xóm và có cả người bán hàng rong rẽ vào để bán hoa quả, bánh trái. Tôi hỏi chị Nguyễn Thị Ngần, quê ở Nghệ An, khi chị đang tất tả xách cặp lồng cơm về: “ Sao các chị không nấu lấy mà ăn cho rẻ, lại hợp vệ sinh”. Chị thở dài: “Biết là vậy, nhưng nấu vào chỗ nào, khi mà chỗ nằm còn không đủ, nếu nấu ra ngoài cửa, thì đêm cũng phải có chỗ cất cái nồi cái niêu chứ. Đấy cô xem, chật chội, nóng bức lắm

Rời xóm trọ sau bệnh viện K, tôi cứ nghĩ mãi về thân phận của những con người đang bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ. Họ phần lớn đều là người nghèo, cuộc sống đã quá vất vả lại còn bị ốm đau. Họ đau xé ruột xé gan do bệnh tình hành hạ và luôn mang trong mình nỗi lo thường trực là lấy đâu ra tiền để chữa bệnh, khi mà mỗi đợt hoá chất vào người đều là tiền triệu. Xóm trọ cho bệnh nhân và xóm trọ cho người nghèo đều là những ngôi nhà tạm, không đủ điều kiện tối thiểu cho một người bình thường sinh hoạt. Để cho người dân yên tâm chữa bệnh và làm việc, học hành thì phải “cải tạo” lại xóm trọ. Đã đến lúc, cần có một cơ quan chuyên trách quản lý loại hình dịch vụ này và trước mắt, trong khi chờ đợi những quyết sách của các ngành chức năng, thì việc phải làm là nên có quy định gì đó cho nhà trọ. Ví dụ: nhà cho thuê phải đảm bảo yêu cầu gì, an ninh trật tự ra sao, mức giá cụ thể cho từng loại nhà là bao nhiêu?. Chứ cứ để tình trạng thả nổi, bắt chẹt người đi thuê kiểu như hiện nay thì thật đáng buồn.

  • Tags: