Thị xã Hưng Yên phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2010

Là thủ phủ của tỉnh Hưng Yên, có diện tích 20,15 km2, dân số gần 45 nghìn người, được phân bố tại 12 phường, xã, từ sau thời điểm tái lập Tỉnh (năm 1997) đến nay, thị xã Hưng Yên đã không ngừng khai t

 

Đặc biệt, 5 năm gần đây (từ 2001 – 2005), kinh tế thị xã Hưng Yên đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện, với mức tăng trưởng bình quân đạt 17,4%/năm, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XVII đề ra (14%/năm). Năm 2005, cơ cấu kinh tế của Thị xã gồm: Công nghiệp, xây dựng – dịch vụ – nông nghiệp tương xứng đạt 43% – 47% – 10%. Thị xã đã thu hút được 19 dự án đầu tư (gồm 5 dự án công nghiệp và 14 dự án dịch vụ), với số vốn đăng ký là 300 tỷ đồng, đến nay đã có 16 dự án đi vào hoạt động, với số vốn là 180 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của mỗi người dân Thị xã đạt 10,7 triệu đồng/năm (tương đương 710 USD).

Về công nghiệp, thị xã Hưng Yên có một số doanh nghiệp quốc doanh (DN QD) trung ương và địa phương, còn lại là DN NQD và kinh tế hợp tác xã. Giá trị sản xuất công nghiệp được xác định là tăng 22 – 25%/năm. Năm 2005, GTSX công nghiệp đạt 510 tỷ đồng, trong đó khu vực QD là 305 tỷ đồng, NQD là 120 tỷ đồng. Các sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu là hàng may mặc, chế biến nông sản, cơ khí, đồ gỗ, vật liệu xây dựng được chú trọng phát triển, mở rộng thị trường. Hướng phát triển của thị xã Hưng Yên trong những năm tới là chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp song song với phát triển thương mại, dịch vụ, nhưng để thu hút đầu tư vào công nghiệp, Thị xã phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là khu vực dọc tuyến đường 39A và 39B). Thị xã Hưng Yên đang đề nghị UBND Tỉnh có cơ chế thu hút các nhà đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp, sớm cho phép Thị xã đầu tư cụm công nghiệp - TTCN rộng 12,9 ha, với số vốn đầu tư khoảng 17 tỷ đồng để phát triển TTCN, làng nghề. Hiện nay, đã có 38 đơn vị sản xuất đăng ký và Thị xã đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng để cuối năm 2006, đầu năm 2007 đưa CCN này vào hoạt động.

Bên cạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của thị xã Hưng Yên. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của hoạt động dịch vụ đạt 20,7%/năm, cao hơn mục tiêu Đại hội Đảng bộ Thị xã đề ra (18%/năm). Năm 2005, vốn đầu tư phát triển dịch vụ là 550 tỷ đồng và giá trị dịch vụ đạt được là 730 tỷ đồng, trong đó từ ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, phân phối điện và giáo dục – y tế là 360 tỷ đồng. Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải, bưu chính viễn thông cũng bắt đầu tăng nhanh.

Về nông nghiệp, GTSX nông nghiệp của thị xã Hưng Yên năm 2005 đạt 120 tỷ đồng. Thị xã đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế với 150 trang trại và đã hình thành được vùng cây nguyên liệu hàng hoá tập trung, gồm: Nhãn trên 250 ha, dâu tằm gần 200 ha. Cùng với việc hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các phường, xã còn hỗ trợ cho nông dân vay vốn để chuyển sang trồng rau, hoa quả, chăn nuôi bò sữa…

Thị xã Hưng Yên cũng đã tập trung nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, đưa cầu Yên Lệnh vào sử dụng và cơ bản nâng cấp, mở rộng quốc lộ 39 đoạn qua Thị xã… Nhiều công trình văn hoá, phúc lợi được quan tâm đầu tư, làm mới. Năm 2005, thu ngân sách của Thị xã đạt 180 tỷ đồng, đáp ứng được yêu cầu chi thường xuyên và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhờ kinh tế phát triển, các lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng không ngừng được cải thiện. Tính tới năm 2005, Thị xã đã huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 99,7%, học sinh đỗ vào THPT các loại hình đạt 86%, đỗ vào đại học, cao đẳng trên 34,2%. Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên, 99% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; Số trường tiểu học và THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia chiếm 48%. Sự nghiệp y tế, dân số gia đình và trẻ em được quan tâm chăm lo. 100% trạm y tế phường, xã của Thị xã đã có bác sỹ, 33,3% đạt chuẩn về y tế, 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng và uống đủ các loại vắcxin. Thị xã còn đặc biệt chăm lo cho đời sống văn hoá của nhân dân, tích cực xây dựng nếp sống đô thị theo hướng văn minh, hiện đại và đã có 10 khu phố, 21 làng đạt khu phố, làng văn hoá, xây dựng được 22 nhà văn hoá khu phố, số gia đình văn hoá chiếm 80,7%. Thị xã đã giải quyết được việc làm mới cho 5.500 lao động, đưa số người lao động qua đào tạo đạt 47%, nâng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 67%, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các hộ dân ở nông thôn.

Với bề dày truyền thống và những kết quả đạt được, Thị xã Hưng Yên đã đề nghị Tỉnh cho xây dựng đề án nâng cấp lên đô thị loại III - Thành phố trực thuộc Tỉnh vào năm 2010. Theo đó, thị xã Hưng Yên phải đạt được các mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 17%, cơ cấu kinh tế gồm: Công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp tương xứng là 46% - 49% - 5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/năm (tương đương 1.300 USD).

Các giải pháp chủ yếu mà Đảng bộ và chính quyền thị xã Hưng Yên đề ra là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp, phấn đấu GTSXCN – TTCN bình quân tăng 21%/năm, đạt 1.300 tỷ đồng vào năm 2010. Cùng với việc hoàn thiện và lấp đầy KCN nhỏ An Tảo, Thị xã sẽ tích cực quy hoạch, xây dựng thêm 2 KCN làng nghề và tiếp tục mở rộng sản xuất các sản phẩm truyền thống như chế biến nhãn, hạt sen, bánh kẹo, sản xuất hương thơm và các mặt hàng có nhu cầu phát triển khác như đồ mộc, vật liệu xây dựng, may mặc… Nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu giá trị tăng thêm của các ngành là 20%, trong đó, năm 2010 sẽ đạt 1.750 tỷ đồng. Tăng cường quảng bá, hướng dẫn du khách tham quan các di tích lịch sử văn hoá Phố Hiến để thúc đẩy du lịch – dịch vụ; gắn phát triển dịch vụ với sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân trong và ngoài Thị xã. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng nông thôn. Phấn đấu GTSX nông nghiệp đạt 150 tỷ đồng, cơ cấu trong nông nghiệp: Trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ là 60% -  35% và 5%, đồng thời hỗ trợ để nhân dân tích cực chuyển dịch nhanh các cây trồng, vật nuôi cho thu nhập kinh tế cao hơn. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và qui hoạch xây dựng đô thị mới, Thị xã sẽ có cơ chế để động viên, thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thi công; tiếp tục trùng tu, tôn tạo các khu di tích lịch sử; nâng cấp các trường học, bệnh viện, các cơ sở phúc lợi, công cộng, phục vụ đời sống xã hội và dân sinh trên địa bàn…

Bên cạnh sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND và các cơ quan chức năng, sự hợp tác có hiệu quả của các nhà đầu tư địa phương và trung ương đóng trên địa bàn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Hưng Yên sẽ đẩy mạnh phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình, để tập trung phấn đấu xây dựng thị xã Hưng Yên trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh.
  • Tags: