Thị trường Điện Việt Nam

3. Hiện trạng thị trường điện Việt Nam Bên cạnh Hiến pháp sửa đổi năm 2001, trong giai đoạn cải tổ nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế để quản lý và điều hàn

Hiện nay, Bộ Công nghiệp đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành Điện. Và trong ngành Điện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp đặc biệt quan trọng của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khoảng 90% công suất lắp đặt của các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN. Với chủ trương đa dạng hoá đầu tư, khoảng 10% còn lại thuộc một số doanh nghiệp ngoài EVN (tư nhân nước ngoài, công ty nhà nước v.v…) đã đầu tư vào sản xuất điện dưới các hình thức IPP, BOT.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN hiện nay dựa trên kế hoạch và các chỉ tiêu giao của EVN cho các đơn vị thành viên và hạch toán nội bộ. Đối với các đơn vị sản xuất điện ngoài EVN, EVN đứng ra ký hợp đồng mua điện ngắn hạn, dài hạn với các công ty BOT, IPP; Cổ phần và giao kế hoạch (KH) phát điện cho các nhà máy của EVN. Giá mua điện của cty BOT, IPP; Cổ phần do EVN thỏa thuận với các Cty này, nhưng có sự điều tiết của một số cơ quan quản lý nhà nước.
- Điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm bố trí phương thức phát điện theo hợp đồng ký với cty BOT, IPP, Cổ phần và KH đã giao. Trường hợp không huy động công suất, điện năng của các cty BOT, IPP, Cổ phần, EVN vẫn phải trả tiền theo hợp đồng đã cam kết với các cty.
- Các cty Điện lực miền và thành phố lớn mua điện từ hệ thống lưới điện truyền tải theo giá bán nội bộ do HĐQT của EVN phê duyệt hàng năm để bán lại cho khách hàng sử dụng điện. Các Cty truyền tải có trách nhiệm tải điện cho các cty Điện lực, không tham gia kinh doanh điện.
- Giá bán lẻ điện cho các khách hàng được thống nhất trên toàn quốc và cần có sự phê duyệt của Chính phủ.
  Với cơ cấu tổ chức, điều hành như trên và mặc dù đã có nhiều cải tiến, thị trường điện hiện tại thực chất là thị trường độc quyền một người bán với sự điều tiết đồng thời của nhiều cơ quan nhà nước đã chứng tỏ nhiều hạn chế: Hiệu quả sản xuất kinh doanh điện thấp, kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài v.v…

4. Một số định hướng thị trường điện Việt Nam tương lai
4.1 Chuyển đổi từng bước từ thị trường độc quyền hiện nay sang thị trường cạnh tranh khâu sản xuất điện theo mô hình một người mua duy nhất (Mô hình 2).
Để đạt được định hướng trên, cần phải có các giải pháp:
1. Đối với chức năng quản lý nhà nước:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo cho khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thị trường.
- Thành lập Cơ quan điều tiết điện lực để: i) tập trung chức năng điều tiết các hoạt động điện lực vào một đầu mối; ii) tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều tiết hoạt động điện lực, giao chức năng điều tiết cho cơ quan điều tiết điện lực thực hiện; iii) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện cũng như đơn vị điện lực; iv) định giá điện gắn với đầu tư; v) kiểm soát thực hiện giá điện.
Trước mắt, Cơ quan điều tiết trực thuộc Bộ quản lý ngành điện, về lâu dài, cơ quan này có thể tách ra thành một cơ quan nhà nước hoạt động độc lập để tạo ra môi trường khách quan trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD điện và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện;
- Mở rộng hình thức đầu tư: Nhà máy điện độc lập (IPP), cổ phần (CP), liên doanh (LD), vận hành chuyển giao (BOT) cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.
2. Đối với EVN
- Công ty hoá phần lớn các nhà máy điện thành các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thành lập một Công ty truyền tải điện Quốc gia thống nhất
- Chuyến đổi dần các điện lực tỉnh thành các công ty cổ phần phân phối điện hay các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiều thành viên.
- Thành lập cơ quan mua duy nhất: Cơ quan này sẽ mua buôn điện từ các nhà máy điện trong và ngoài EVN và bán điện cho các công ty phân phối, thông qua các hợp đồng mua bán điện, các hợp đồng về truyền tải điện và vận hành hệ thống.
Nếu theo định hướng này, EVN sẽ cơ cấu lại thành một công ty mẹ với các công ty con là đơn vị mua duy nhất, các công ty phát điện, các công ty truyền tải và vận hành hệ thống điện.
4.2 Chuyển đổi tiếp tục sang thị trường điện cạnh tranh giá bán buôn (Mô hình 3)
Thị trường điện cạnh tranh giá bán buôn (TTĐBB) tồn tại 2 dạng thị trường: Thị trường hợp đồng điện song phương và thị trường điện giao ngay.
- Các nhà máy phát điện cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối điện hay các khách hàng lớn theo hợp đồng mua bán điện và chào giá cạnh tranh bán trên thị trường giao dịch.   
- Trong TTĐBB, hệ thống cần phải được vận hành, nhằm đáp ứng các hợp đồng của tất cả các đơn vị bán và mua điện. Do vậy, công ty truyền tải cần đưa ra một loạt các loại dịch vụ truyền tải điện, trên cơ sở không phân biệt đối xử với các thành phần tham gia thị trường, ví dụ như mức giá truyền tải điện.
- Cơ quan vận hành hệ thống có trách nhiệm cân bằng cung cầu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nhất định. Như vậy, điều độ hệ thống điện quốc gia không những điều độ vận hành hệ thống, mà còn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của thị trường giao dịch mua bán điện và hưởng các phí giao dịch này.
- Các văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục được hoàn thiện để quản lý hiệu quả thị trường. Ví dụ: các văn bản về điều tiết, về các loại giá, phí; về lưới điện v.v…
4.3 Chuyển đổi tiếp tục từ thị trường cạnh tranh giá bán buôn sang thị trường cạnh tranh hoàn toàn (TTĐBL)- Mô hình 4
Thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn, hay còn gọi là thị trường điện cạnh tranh bán lẻ (TTĐBL) đựơc vận hành gần giống như trong TTĐBB, ngoại trừ việc số lượng thành phần tham gia thị trường nhiều hơn, do các công ty bán lẻ điện được thành lập. Do đó, TTĐBL thường được chia làm nhiều giai đoạn để có thời gian phát triển các hệ thống có khả năng theo dõi và điều hoà tiêu thụ điện năng tại ít nhất hàng triệu điểm.
Chức năng của các thành phần chính tham gia thị trường như Cơ quan Vận hành thị trường, Công ty Truyền tải điện, Cơ quan Vận hành hệ thống, hầu như không thay đổi nhiều, mà chỉ có tính chất mở rộng hơn.
Đối với thị trường điện Việt Nam, việc xem xét vận hành chi tiết và thời điểm thực hiện thị trường bán lẻ cần căn cứ vào những diễn biến thực tế trong quá trình thực hiện TTĐBB về khả năng đáp ứng nhu cầu điện, về trang thiết bị và công nghệ, về các quy định quy phạm áp dụng, cũng như năng lực, kinh nghiệm vận hành thị trường cạnh tranh.

  • Tags: