Xuất khẩu lao động Việt Nam - cơ hội cho lao động có tay nghề kỹ thuật cao

Năm 2004, chúng ta đã đưa trên 67.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Điều đó chứng tỏ nỗ lực rất cao của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, của các cấp, các ngành và các địa phương. Phóng viên Tạp

 

 

P.V: Xin ông cho biết khái quát về tình hình thị trường lao động năm 2004?

Ông Vũ Đình Toàn: Hiện nay, chúng ta đang có lao động Việt Nam tại gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhìn chung, trong năm 2004, hầu hết các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đều ổn định; một số thị trường có chuyển biến thuận lợi như Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Dubai... Trong năm qua, chúng ta đã mở được một số thị trường mới và có hướng phát triển tốt. Khó khăn chủ yếu tập trung tại 2 thị trường là Malaysia và Đài Loan do một số yếu tố khách quan và tình trạng lao động bỏ trốn gia tăng mà hiện nay chúng ta đang tiếp tục xử lý.

               

P.V: Vậy việc phát triển lao động ngành nghề để đào tạo cho phù hợp với nhu cầu hiện nay và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trong năm tới như thế nào?

Ông Vũ Đình Toàn: Thị trường lao động thế giới vẫn đang trong tình trạng suy giảm về nhu cầu lao động kỹ thuật thấp, ổn định về nhu cầu lao động dịch vụ cá nhân (giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh), phát triển nhu cầu lao động công nghệ cao. Ngoài ra, hiện nay đang có xu hướng hình thành thị trường lao động khu vực trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh tế khu vực. Yêu cầu về lao động có chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài tuỳ thuộc vào nhu cầu tiếp nhận của từng thị trường, và từng hợp đồng cung ứng lao động.

                Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động để phục vụ xuất khẩu lao động, đáp ứng với nhu cầu của từng thị trường. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng đề án dạy nghề cho lao động xuất khẩu trình Chính phủ duyệt vào đầu năm 2005.

                Để đạt được mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, trước mắt chúng ta cần củng cố, ổn định các thị trường đã có; đồng thời xúc tiến các hoạt động nhằm tăng thị phần lao động Việt Nam tại một số thị trường: Nhật Bản, Malaysia, Lybya, Anh... mở thêm các thị trường mới ở khu vực Trung Đông, châu Phi, một số nước tại khu vực Đông Nam á, Bắc Âu và Bắc Mỹ.

 

P.V: Theo ông, để đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài và để lao động Việt Nam đủ sức cạnh tranh với lao động các nước trong khu vực, chúng ta cần có các giải pháp gì?

                Ông Vũ Đình Toàn:Trong năm 2005 và những năm tới, để tạo được lợi thế trong xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động sau:

- Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, khai thác được lợi thế trong xuất khẩu lao động trên thị trường mới tiếp nhận lao động nước ta ở các khu vực như đã nêu ở trên; đa dạng hóa hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Cần sớm ban hành luật xuất khẩu lao động để hòa nhập trong thị trường lao động quốc tế; hiện nay, hầu hết các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các nước tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc đều có luật điều chỉnh hoạt động này;

- Nâng cao chất lượng lao động nước ta trong một số mặt như: trình độ tay nghề; ngoại ngữ; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành đúng các hợp đồng đã ký kết, tuân thủ pháp luật nước ta và pháp luật nước đến làm việc,...

- Đầu tư để hình thành đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương.

 

P.V: Xin cám ơn ông!

 

 

 

 

  • Tags: