Từ chính sách ...
Năm 1988, trong nhiệm kỳ Tổng thống, Reagan đã ban hành luật chung cho Khoa học - công nghệ. Và đến thời tổng thống Bush, nhất là từ sau vụ khủng bố ngày 11/9, Chính phủ Mỹ đã có những điều chỉnh mạnh trong chính sách khoa học, công nghệ, nhằm xây dựng quốc phòng hùng mạnh, đảm bảo an ninh Quốc gia.
Theo các thống kê, ngân sách nghiên cứu phục vụ dân dụng, phi quân sự đã tăng từ 42,25% lên 49,4% trong giai đoạn 1993 - 2001, nếu tính theo giá trị tuyệt đối (theo giá USD năm 2001) thì ngân sách đó tăng từ 9,3 tỷ USD lên 45,128 tỷ USD. Đến thời tổng thống Bush, ngân sách dành cho nghiên cứu phát triển quốc phòng tăng mạnh. Chỉ riêng năm 2001, ngân sách nghiên cứu quốc phòng là 46,243 tỷ USD (chiếm 50,2% tổng ngân sách), năm 2003 đã tăng tới con số xấp xỉ 58,7 tỷ USD (chiếm 52,4% tổng ngân sách).
Đối với công nghiệp dân dụng, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chương trình nghiên cứu công nghệ thông tin và hệ thống mạng (NITRD), sáng kiến quốc gia về công nghệ siêu nhỏ (Nanotechnology), nghiên cứu y tế bảo vệ sức khoẻ, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, nguồn năng lượng mới. Chi phí hoạt động nghiên cứu ở Mỹ đã tăng từ 64,4 tỷ USD (1980) lên đến gần gấp 2 lần - lên khoảng 111,8 tỷ USD vào năm 2003. Mỹ cũng chú trọng đầu tư cho khoa học cơ bản, tăng ngân sách hàng năm là 4%/năm, suốt 2 thập kỷ cuối thế kỷ XX và trong những năm đầu thế kỷ XXI, tăng tỷ lệ trung bình là 9%/năm.
Ngày nay, chính sách KH - CN của Mỹ đã áp dụng nhiều công cụ, kỹ thuật mới trong dự báo KHCN; Luôn xác định rõ công nghệ then chốt để chú trọng đầu tư ưu tiên; thực hiện việc công khai hoá chi tiêu ngân sách cho KHCN; Liên tục hoàn thiện các cơ chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực KHCN. Nhà nước coi hoạt động KHCN cũng là môi trường kinh doanh có thị trường riêng; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để kinh doanh KHCN, kích thích triển khai các ứng dụng thực tiễn để thương mại hoá KHCN đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; Đầu tư vào việc kết cấu hạ tầng ở tầm quốc tế, nhằm hỗ trợ cho công nghiệp và mậu dịch của Mỹ. Chính sách lâu dài là ủng hộ liên kết sản xuất giữa quân sự và dân dụng; đồng thời hình thành nguồn lao động có tri thức cao, có thể tham gia vào sự phát triển kinh tế ở những thị trường quan trọng trên thế giới. Các văn kiện chính thức của Chính phủ Mỹ cho thấy, Mỹ sẽ thúc đẩy mạnh hoạt động đổi mới của khu vực công nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư tư nhân vào khuôn khổ các chương trình nhà nước một cách hiệu quả, đặc biệt hướng vào các cơ chế phục vụ công nghệ phát triển, nhất là các công nghệ mũi nhọn. Ngoài ra, sẽ tiếp tục mở rộng việc cấp kinh phí dài hạn cho các nghiên cứu triển khai các công nghệ mới. Tóm lại, chính phủ Mỹ đang thực hiện sứ mệnh lớn nhất là thu hút đầu tư tư nhân vào các nghiên cứu khoa học thực nghiệm mang tính ứng dụng cao.
... Đến thực tiễn
Hiện nay, hình thức quan trọng, phổ biến để tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Mỹ là các tập đoàn liên kết theo công việc hợp đồng bao gồm cơ quan Nhà nước và các công ty tư nhân. Năm 1984, Mỹ đã có luật để khuyến khích các tập đoàn này hình thành; Đến năm 1988, tổng thống Reagan cho ban hành tiếp luật chung về KHCN.
Đối với phương tiện điều tiết, thúc đẩy các tiến bộ KHCN, nước Mỹ thi hành chính sách: ngoài việc cung cấp tài chính trực tiếp từ nhà nước, còn áp dụng kết hợp những đòn bẩy gián tiếp cho nghiên cứu triển khai. Thực chất, chính phủ Liên bang chỉ nắm vai trò điều tiết KHCN thông qua các chính sách cơ bản sau:
- Dùng chính sách thuế để khuyến khích mở rộng công nghệ;
- Đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đối với chuyên gia, cán bộ khoa học tạo nên mặt bằng tri thức luôn ở mức tốt; tránh sự hụt hẫng chuyên gia, tạo sự thi đua cạnh tranh ứng dụng kiến thức đào tạo vào thực tế và thay đổi môi trường, đổi mới môi trường nghiên cứu trong từng giai đoạn phát triển của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp KHCN.
- Điều chỉnh các tiêu chuẩn về KHCN đang được sử dụng cho phù hợp với thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế và thực tiễn đời sống, cũng như thực tiễn phát triển của KHCN.
- Đơn giản hoá việc soạn thảo tiêu chuẩn, khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn đã được kiểm nghiệm qua thương mại và hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các tiêu chuẩn được ấn định mang tính hành chính, mệnh lệnh thuần tuý mà chưa qua thực tiễn kiểm nghiệm.
- Thi hành chính sách ngoại thương, nhằm điều tiết, kích thích, hướng vào xuất khẩu, đồng thời hạn chế các tổ chức khoa học, doanh nghiệp Mỹ dùng công nghệ ngoại nhập.
- Thực thi nghiêm ngặt Luật Bảo hộ và sở hữu trí tuệ như là công cụ của Chính phủ trong việc quản lý các thành quả, Sản phẩm KHCN.
- Thiết lập hệ thống hợp đồng liên bang, làm tăng sức mua của các cơ quan, đơn vị Nhà nước và tạo nên đòn bẩy thúc đẩy KHCN phát triển toàn diện, sâu rộng.
- Thực hiện Luật Chống độc quyền và chính sách công bằng, minh bạch trong lĩnh vực cạnh tranh.
- Phân tích, tổng kết định kỳ chính sách KHCN và đạt được sự đồng thuận trong quá trình hình thành chính sách.
Mỹ có một hệ thống các cơ quan QLNN về KHCN rất mạnh. Đó là Uỷ ban Khoa học, công nghệ quốc gia (NSTC) có Văn phòng chính sách KHCN (OSTP); Cục chính sách KHCN thuộc Văn phòng Tổng thống (UNTP). Quốc hội có các Uỷ ban khoa học của Thượng viện, Ban nghiên cứu của Thượng viện, Cục ngân sách của Thượng viện. Các cơ quan phi chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách KHCN như Hội đồng nghiên cứu Quốc gia, Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ, hội RAND và nhiều tổ chức khác. Ngoài ra, các bộ phận hoạch định chính sách của các trường Đại học cũng được mời tham gia phân tích chính sách KHCN. Các tổ chức đầu tư tài chính và nhân viên theo dõi việc cung cấp tài chính cũng chịu trách nhiệm về thực hiện đúng quy trình, tiến độ thẩm định sản phẩm KHCN. Bộ Thương mại là cơ quan chủ yếu của Chính phủ chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động thúc đẩy tiến bộ KHCN và đẩy nhanh quá trình áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, vào thị trường. Trong Bộ này có Văn phòng Công nghệ (AT) điều khiển 3 bộ phận là Viện Tiêu chuẩn Quốc gia (NIST), Cục Thông tin Kỹ thuật Quốc gia (NSTI), Cục Chính sách Công nghệ (UTP). Nước Mỹ không có Bộ KH&CN, do vậy, họ dùng công cụ chủ yếu để điều tiết điều tiết KHCN là ngân sách liên bang và Cục Hành chính Ngân sách đảm nhận việc chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật của ngân sách...
Nhà nước có những chính sách nhất quán trong thời gian dài đối với một số ngành khoa học mũi nhọn như công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học. Chính phủ TW đặc biệt hỗ trợ những lĩnh vực quan trọng. Năng lực lao động của các nhà phát minh sáng chế và các chủ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đổi mới luôn là mục tiêu hàng đầu của chính sách KHCN.
Từ những khảo sát, phân tích trên, có thể rút ra mấy kết luận:
- Đối với quản lý vĩ mô trong quản lý KHCN, chính phủ Liên bang Mỹ thực chất chỉ điều tiết các hoạt động KHCN trong những thời điểm và trong những lĩnh vực quan trọng thông qua ngân sách, mà không hình thành các cơ quan hành chính cụ thể để quản lý kế hoạch thực thi KHCN.
- ở tầm vi mô, nước Mỹ chủ trương tư nhân hoá các hoạt động KHCN, đưa các sản phẩm KHCN trở thành hàng hoá, chịu tác động của thị trường và thương mại hoá, để nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Tuy nhiên, tất cả các quốc gia đều có những quan điểm coi vai trò của Nhà nước là quan trọng trong quản lý KH&CN. Còn biện pháp quản lý thì mỗi quốc gia có biện pháp riêng, tuỳ theo đặc thù cơ cấu kinh tế cũng như trình độ KHCN của mình.
Chính sách quản lý và hướng phát triển Khoa học công nghệ của Hoa Kỳ
TCCT
ở Mỹ, nhìn chung, trước năm 1980, thực hiện cơ chế chính phủ Liên bang đảm nhận toàn bộ trách nhiệm phát triển khoa học cơ bản, kỹ thuật quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia; còn các nhà tư bản - doanh