Kinh nghiệm phát triển khu chế xuất của Đài Loan

Sau hơn 40 năm cải tổ, nền kinh tế Đài Loan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thay vì một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, luôn lạm phát và lệ thuộc vào nước ngoài, Đài Loan thật sự khởi sắc với mộ

Các khu chế xuất (KCX) ở Đài Loan đã được thành lập từ những năm 1960, với thặng dư mậu dịch tích luỹ là 41,3 tỉ USD. Năm 2002, thặng dư cán cân buôn bán của KCX này chiếm 22,26% trong tổng số thặng dư cán cân buôn bán của cả nước. KCX đã đóng góp rất lớn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đài Loan.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Đài Loan  tháng 6 năm 2002, chúng tôi đã được nghe ông Chu Nghiêm, Trưởng Ban quản lý Khu Chế xuất thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu về phát triển KCX của Đài Loan và muốn truyền tải những thông tin này đến bạn đọc, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm và phương pháp phát triển công nghiệp của Đài Loan. Hy vọng có thể giúp ích phần nào cho quá trình phát triển của đất nước ta, nơi có thị trường rộng lớn, nguồn lực thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động tốt đang dư thừa.

Những nhân tố chính tạo ra thành công trong vận hành các KCX:

Thứ nhất, KCX được thành lập và quản lý theo một hệ thống quản lý linh hoạt và thông suốt. 

Nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế, ngày 3 tháng 12 năm 1966, Chính phủ đã cho phép thành lập KCX Kaohsiung do Ban quản trị KCX thuộc Bộ Kinh tế trực tiếp quản lý.

Tất cả việc đầu tư,  thương mại đa phương, kinh doanh, quản trị nhân sự , hoạch định quản trị môi sinh, hải quan, thuế và giao thông đều được kiểm soát chặt chẽ theo sự chỉ đạo của Ban quản trị KCX. Do đó, tất cả các dịnh vụ thương mại đều được triển khai thống nhất và tất cả các vấn đề quản trị đều được giải quyết nhanh gọn và dứt điểm qua một cửa duy nhất. Dịch vụ này được cung cấp tới các nhà đầu tư đầy đủ các thông tin cần thiết. Các yêu cầu đối với chủ đầu tư đều được xem xét, chấp thuận, thông qua việc cấp giấy phép hoạt động và đăng ký kinh doanh. Việc cấp phép này hoàn tất chỉ trong vòng 10 ngày.

Tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu đều do các phương tiện vận chuyển hợp pháp và tự động thông quan đối với các hàng hoá xuất khẩu theo mã thông quan đặc biệt C1. Việc thông quan được tiến hành và hoàn tất trong vòng 3 phút.

Thứ hai, giá thuê đất thấp: Đất trong KCX chỉ dùng để cho thuê. Tiền thuê đất chỉ chiếm khoảng 3-5% giá đất. Giá thuê đất thấp đã giúp các công ty giảm chi phí hoạt động và giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Như vậy, thay vào việc dùng vốn đầu tư  để thuê, hay mua bán đất, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Vì đất trong KCX chỉ dùng vào mục đích cho thuê, nên Chính phủ sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư mới và các ngành công nghiệp mới, với giá trị sử dụng tăng cao do từng hecta đất mang lại. Và điều đó cũng đã làm tăng được giá trị sản xuất trên từng hecta đất mang lại.

Thứ ba, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn: Ban quản lý KCX đã xây dựng nhiều nhà xưởng tiêu chuẩn cho  các công ty. Nhà đầu tư có thể tiến hành sản xuất ngay khi họ đặt chân tới và làm giảm gánh nặng tài chính. Trường hợp nhà đầu tư lựa chọn tự xây dựng nhà xưởng, Ban quản lý sẽ mua lại các nhà xưởng với giá thị trường, sau khi họ rút khỏi các nhà xưởng đó. Việc làm này rất công bằng và chính đáng.

Thứ tư, mở rộng lợi nhuận: BQL KCX theo đuổi chính sách tăng trưởng mở rộng khu công nghiệp, để tận dụng triệt để các cơ hội, nhằm giới thiệu những công nghệ phù hợp cho các nhà đầu tư địa phương. Các KCX đã phát triển qua những giai đoạn, cải tổ lại với những công nghệ ngày càng mới hơn, chính nhờ chính sách trên. Vì vậy, các công nghệ tồn tại trong khu công nghiệp luôn được đổi mới và cập nhật theo kịp thời đại và chính nó đã thúc đẩy sự phát triển của hơn 5000 nhà máy nằm xung quanh khu công nghiệp. Các công ty bên trong KCX đã từng bước chuyển giao công nghệ và phương pháp kiểm tra thích hợp cho các công ty nằm ngoài.

Thứ năm, dịch vụ đa dạng: Về mặt “hậu cần”, BQL KCX đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ như thủ tục hải quan, hành chính, kho bãi, vận chuyển và các dịch vụ thông quan. Thêm vào đó, KCX đã thiết lập hệ thống các ngân hàng, cơ quan giải quyết các vấn đề thuế, bưu chính và các hãng cho việc cung cấp thiết bị.

Ngoài ra, BQL đã cho xây dựng trạm xá, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí, khu ăn uống giải khát và một số dịch vụ khác. KCX đang nghiên cứu thành lập các trường song ngữ  dành cho trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục.

Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển sản xuất rộng khắp nước thông qua KCX

1. Sự kết hợp các yếu tố thuận lợi: Nguồn lao động tốt, các công nghệ nước ngoài và vốn phù hợp với điều kiện phát triển của từng giai đoạn. Để thực hiện việc này, các công nghệ được triển khai trong các khu công nghiệp phải được nâng cấp không ngừng. Nhờ chính sách  tận dụng và thúc đẩy kết quả sản xuất từ các công ty ngoài KCX, người Đài Loan có thể chuyển giao công nghệ quản lý và sản xuất từ nước ngoài tới các công ty ngoài KCX. Nhờ vậy, Đài Loan đã có một mạng lưới các công ty vệ tinh xung quanh các KCX, tạo ra việc phân bổ nhân công hợp lý cho các công ty nằm trong và ngoài các KCX. Các công ty nằm trong và ngoài KCX tạo ra một mạng lưới hợp tác công nghiệp rộng khắp nước.

2. Cạnh tranh đang diễn ra ngày càng khốc liệt giữa thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, công nghệ trong sản xuất và quản lý được cải tiến và đổi mới không ngừng. Chỉ có bằng cách đó, các công ty trong nước mới đứng vững được trước sức ép của cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Người lao động Đài Loan có phẩm chất chăm chỉ, dẻo dai và ham hiểu biết. Họ đã đặt nền móng cho công nghiệp điện tử và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn trong KCX. Họ đã góp phần tạo dựng một bộ phận lao động quốc tế ở Đài Loan. Hơn thế, họ nhận thức rằng, phát triển nhanh công nghệ là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh được trong tương lai.

3. Giai đoạn đầu của KCX đã thu hút được số lượng lớn các công ty nước ngoài vào đầu tư thông qua môi trường đầu tư thông thoáng. Các công ty sẽ thiết lập nhà xưởng, trang thiết bị, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Có nhiều nhà xưởng phục vụ các ngành công nghiệp truyền thống như: may mặc, thiết bị điện tử, sản xuất giày. Nhiều nhà xưởng cho các ngành công nghiệp mới như ngành: điện tử, chế tạo máy, quang điện. Ví dụ: găng bóng chày của Hãng Sakurai, loa của hãng Feng da, máy quay phim của hãng Canon Đài Loan, LCD của hãng Epson Đài Loan. Tất cả các hãng này đều ở trong KCX, xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên trong lịch sử KCX của Đài Loan. Các hãng này không chỉ đưa vào các công nghệ phù hợp, mà còn tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi nó. Việc này đã đóng góp vào việc phát triển các ngành nghề thích hợp cho đất nước.

4. Sự phát triển và đa dạng hoá sản phẩm của các KCX ở Đài Loan:

Có 4 giai đoạn phát triển tính từ cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai trên thế giới và cho tới thời điểm các KCX được trang bị một hệ thống kho bãi lưu giữ tự động. Các giai đoạn đều được minh hoạ bởi các sản phẩm cụ thể đặc thù. Và chúng được liệt kê trong bảng dưới đây:

- Giai đoạn I (1966 - 1973):

 Hầu hết các sản phẩm điện tử cho người tiêu dùng đòi hỏi sức nhân công lớn, đồ may mặc, dệt, da thuộc và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm của công nghiệp nặng và các đồ dùng hàng ngày. Trong đó, các sản phẩm điện và điện tử chiếm 48,01%, các sản phẩm may mặc chiếm 24.92%.

- Giai đoạn II (1974 - 1983):

Nổi bật là các sản phẩm điện tử áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng các linh kiện điện tử tiên tiến như PCB và IC. Về các sản phẩm khác thì có số lượng nhiều hơn, chủng loại mặt hàng ít hơn so với cùng một chủng loại trong giai đoạn I. Trong tổng số các sản phẩm được sản xuất , các sản phẩm điện và điện tử tăng lên chiếm 62,49%, trong khi đó, các mặt hàng đồ may mặc giảm,  chỉ còn 12,70%.

- Giai đoạn III 1984 - 1995): 

Các sản phẩm điện tử như LCD, PC và IC được sản xuất với qui mô lớn, chiếm 73,64% tổng sản phẩm. Các sản phẩm đã được xuất khẩu là TV, các hệ thống âm thanh, đĩa laze và các thiết bị khác. Tỷ lệ các sản phẩm từ công nghiệp nặng , hàng may mặc và các mặt hàng khác có xu hưóng giảm. Chính dấu hiệu này báo hiệu các sản phẩm đòi hỏi  nhân công lớn không còn thích hợp trong các KCX.

- Giai đoạn IV (1996 cho đến nay):

Hầu hết là các sản phẩm tích hợp công nghệ cao, bao gồm IC, các phụ kiện PC và các thiết bị khác.

5. Tăng trưởng thu nhập từ mỗi hecta đất trong KCX ở Đài Loan

KCX đầu tiên thành lập ở Đài Loan là KCX Kaohsiung với diện tích 68,36 ha. Năm 1967, giá trị xuất khẩu của KCX này đạt 7.97 triệu USD, tính ra mỗi hecta đất cho thu nhập là 117.210 USD. Tiếp đến là KCX Nan Tze và KCX Taichung được thành lập. Hai KCX này ra đời đã thúc đẩy sự phát triển chung của KCX ở  Đài Loan. Tổng giá trị  mỗi ha đất trong các KCX mang lại tăng lên nhanh chóng. Năm 1970, giá trị mỗi ha đất trong KCX mang lại 608.760 US$, lên tới 8.144.680 US$ (năm 1980) và 18.809.450 US$ (năm 1990). Đến năm 2001, con số đó là 63,414.330US$.

Sự gia tăng đó được thể hiện trong đồ thị dưới đây:

Cho đến nay, có rất nhiều sản phẩm của Đài Loan đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Kinh nghiệm `phát triển  các KCX, sự phát triển nhanh về công nghệ và chuyển giao các nguồn lực lớn từ các KCX tới các nước trên thế giới đã chứng tỏ rằng, Đài Loan đã tận dụng triệt để các cơ hội chuyển giao các ngành công nghiệp. Thông qua việc đổi mới công nghệ, đổi mới hoạt động kinh doanh, Đài Loan đã trở thành nhà cung cấp quan trọng cho các công ty ở châu Âu và châu Mỹ. Mở rộng làm ăn với Đài Loan chắc chắn sẽ đem lại sức sống mới cho ngành công nghiệp các nước. Đài Loan có đầy đủ các chuyên gia điều hành kinh doanh ở mọi ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và những dự án đầu tư. Chính vì vậy, qua hoạt động của KCX Kaohsiung, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:

1. Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ và đưa ra các chính sách phát triển kinh tế phù hợp.

2. Khuyến khích và trợ giúp các công ty trong nước để các công ty này tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh và hợp tác công nghiệp.

3. Thành lập các khu liên doanh công nghiệp, phù hợp với ngành nghề.

 Đài Loan có những thành tựu tốt với các bí quyết công nghệ cao rất đáng để Việt Nam học tập. Hơn nữa, họ luôn là một đối tác trung thành với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, những kinh nghiệm phát triển các KCX của Đài Loan sẽ đóng góp một phần vào kết quả phát triển bền vững của sự nghiệp CNH, HĐH  đất nước Việt Nam.

  • Tags: