Đặc biệt năm 2003, tuy bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch SARS, song kinh tế công nghiệp của TP. Bắc Kinh vẫn đạt thành tích cao, giá trị gia tăng ngành công nghiệp đạt tới 101,73 tỷ NDT, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2002, tốc độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt 98%.
Sau khi thực hiện cải cách điều chỉnh, ngành công nghiệp TP. Bắc Kinh có những bước phát triển mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn. Trong những năm gần đây, TP. Bắc Kinh đã thực hiện sáp nhập và phá sản 488 doanh nghiệp, ổn định hệ thống doanh nghiệp, tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển.
Việc sắp xếp doanh nghiệp đã đạt được những bước phát triển mới. Từ năm 1998 tới nay, đã di dời được 162 doanh nghiệp ra khỏi thành phố, bước đầu giải quyết được vấn đề ô nhiễm, gây phiền phức cho nhân dân Bắc Kinh. Hiện nay, khu công nghiệp mới ở ngoại thành Bắc Kinh đã có tổng sản lượng công nghiệp tương đối lớn, chiếm trên 40% tổng sản lượng công nghiệp của Thành phố, trở thành lực lượng quan trọng, cuốn hút phát triển công nghiệp toàn Thành phố.
Các dự án xây dựng ngành công nghiệp trọng điểm có bước phát triển mới: Đã hoàn thành các dự án cải tạo kỹ thuật lớn như cải tạo và mở rộng Nhà máy Ethylen Yến Hóa có công suất 660 ngàn tấn/năm, cải tạo đợt 2 Nhà máy Xi măng sông Lưu Ly, xây dựng cơ sở sản xuất máy tính với công suất 2 triệu chiếc/năm của Tập đoàn Liên Tưởng, công trình sản xuất sản phẩm cồn công suất 200 ngàn tấn/năm của Tập đoàn ruợu thương hiệu Yến Kinh v.v..., Hiện nay, TP. Bắc Kinh đang chú trọng đầu tư trên quy mô lớn như sản xuất ôtô hiện đại, màn hình tinh thể lỏng TFT Kinh Đông Phương, Trung tâm quốc tế v.v...
Công nghiệp Bắc Kinh đang trên đà phát triển mạnh với giá trị tổng sản lượng công nghiệp lớn. Hiện nay, Trung Quốc có 44 thành phố trực thuộc trung ương, trong đó TP. Bắc Kinh được xếp vị trí thứ 5 sau Thượng Hải, Thẩm Quyến, Thiên Tân, Quảng Châu; Trong số các tỉnh, thành phố, khu tự trị ở Trung Quốc, TP. Bắc Kinh được xếp thứ 14. Bắc Kinh đã hình thành các ngành và các doanh nghiệp tương đối có thế mạnh để phát triển. Năm 2003, trong tổng số các doanh nghiệp ở Bắc Kinh, có 6 doanh nghiệp đạt doanh thu từ 10 tỷ NDT trở lên, 5 doanh nghiệp đạt doanh thu từ 5-10 tỷ NDT, 43 doanh nghiệp đạt doanh thu từ 1-5 tỷ NDT. Trong danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp và các ngành khác nhau, TP. Bắc Kinh đều có một số doanh nghiệp có sản phẩm cạnh tranh, chiếm thị phần trên thị trường vào các vị trí trước thứ 3 trong cả nước. Năm 2003, doanh thu của ngành công nghiệp Điện tử Bắc Kinh đạt 99,3 tỷ NDT, tiêu thụ các mặt hàng ôtô, cơ điện đều đạt trên 40 tỷ NDT. Bắc Kinh đã thành lập khu vực tập trung các ngành cơ khí chế tạo; Các khu công nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn như vùng kinh tế mở Diệc Trang, khu công nghiệp cảng hàng không, thành phố điện tử v.v…, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Công viên khoa học-kỹ thuật Trung Quân Thôn hoạt động cho ngành sáng tạo công nghệ cao, đặc biệt cũng thu hút mạnh sức sáng tạo của người làm khoa học. Bắc Kinh sẽ bồi dưỡng đội ngũ các nhà doanh nghiệp, trong đó có các nhà doanh nghiệp có năng lực, biết quản lý, ý thức sáng tạo mạnh, nhạy cảm với thị trường…
Mục tiêu và hướng phát triển của ngành công nghiệp TP.Bắc Kinh
Những năm gần đây, TP. Bắc Kinh đã không ngừng điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp. Năm 2003, tỷ trọng ngành công nghiệp Bắc Kinh chiếm 28,2% của cả nước. Đến năm 2008, TP. Bắc Kinh cơ bản phải thực hiện hiện đại hoá, phấn đấu đạt được mục tiêu GDP bình quân đầu người là 6.000 USD.
Mục tiêu phát triển:
1. Phải đạt giá trị tổng sản lượng công nghiệp ở mức cao để có thể hỗ trợ cho các vùng kinh tế khác tăng trưởng bền vững; sắp xếp ngành công nghiệp phát triển hài hoà với các dịch vụ hiện đại.
2. Thành lập một loạt doanh nghiệp có quy mô lớn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thời gian tới, Bắc Kinh sẽ có kế hoạch bồi dưỡng để thành lập một loạt doanh nghiệp có quy mô lớn đạt doanh thu từ 1 - 10 tỷ NDT trở lên.
3. Xây dựng một loạt thương hiệu sản phẩm nổi tiếng, chủ yếu bao gồm 3 cấp: Cấp cao nhất là vừa có giá trị lớn, lại có thương hiệu sản phẩm của chính doanh nghiệp như Liên Tưởng, Phúc Điền, Ruợu nhãn hiệu Yến Kinh; Cấp thứ hai là có thương hiệu trên toàn thế giới. Hiện nay, TP.Bắc Kinh đã có một số chi nhánh của các thương hiệu như Nokia, Matsushita…; Cấp thứ 3 là gia công chế biến cho các cơ sở khác không có thương hiệu, nhưng có lượng, có giá trị gia tăng, việc làm và thuế.
Dự kiến, một số ngành công nghiệp của Bắc Kinh tương đối có nhiều cơ hội phát triển:
1- Loại ngành có kỹ thuật tập trung, có công nghệ cao. Các ngành thuộc loại kỹ thuật tập trung điển hình là Ôtô, Hóa dầu, Y dược, Máy công cụ, Thiết bị đo lường v.v...
2- Các ngành thực phẩm, đồ uống, bao bì, in, thời trang, dụng cụ gia đình, có sức cạnh tranh về mẫu mã, giá thành, thiết kế…
3- Ngành công nghiệp tiêu thụ sản phẩm dân dụng có hàm lượng kỹ thuật.
Hướng phát triển:
1. Tăng cường công tác thu hút đầu tư. TP. Bắc kinh đã lấy những khu vực bỏ trống trước đây để xây dựng thành các khu kinh tế mở. Sau khi xây dựng thành khu kinh tế mở, đã thu hút được các nhà đầu tư vào các khu này. Trước đây, khu kinh tế mở Diệc Trang, khu công nghiệp cảng hàng không, chưa phát triển kinh tế công nghiệp, nhưng qua 10 năm cải tạo, xây dựng, hiện nay, các khu này đã phát triển. Nội dung trọng tâm các khu kinh tế mở trọng điểm là xác định rõ ngành chủ đạo, nâng cao tiêu chuẩn các doanh nghiệp vào các khu đó và làm dịch vụ tốt. Ngoài ra, trọng điểm thu hút đầu tư của Bắc Kinh là từ các nước như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.
2. Nhanh chóng đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao vào các ngành công nghiệp. ¦u thế về tiềm lực khoa học- kỹ thuật của TP. Bắc Kinh là có một không hai ở Trung Quốc, nhưng tiềm lực đó chưa được khai thác đầy đủ và chuyển hóa thành sức sản xuất, vì vậy, TP. Bắc Kinh sẽ chú trọng áp dụng công nghệ cao vào các ngành công nghiệp. Một số doanh nghiệp công nghiệp của Bắc Kinh đã đạt nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật cao như doanh nghiệp sản xuất mạng chíp máy tính, chíp máy ảnh kỹ thuật số, đây là những doanh nghiệp mà dự kiến trong 10 năm nữa, sẽ trở thành các doanh nghiệp trụ cột của TP. Bắc Kinh
3. Tích cực hỗ trợ cho một số doanh nghiệp có thương hiệu ưu thế về kỹ thuật, bồi dưỡng các doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao. Bắc Kinh sẽ tập trung ưu thế về nguồn nhân lực, của cải, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn như Bắc Kinh Hiện Đại, Bắc Khí Phúc Điền, Bắc Kinh Cát Phổ, Đông Phương Điện Tử, Trung Tâm Quốc tế, Đồng Nhân Đường, Nokia v.v
4. Thực hiện sản xuất sạch trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Bắc Kinh là nghiên cứu tiết kiệm nước công nghiệp, xây dựng các công trình phục vụ Thế vận hội Olympic 2008. Đồng thời, điều chỉnh lại thị trường đất đai, tăng cường và xây dựng quy mô, phạm vi khu kinh tế mở v.v…
Mối quan hệ hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh
Trong những năm qua, TP. Hà Nội và TP. Bắc Kinh đã có một số quan hệ hợp tác về kinh tế, giao lưu văn hóa. Nhiều đoàn doanh nghiệp Bắc Kinh đã đến thăm quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam về nhiều lĩnh vực máy móc, thiết bị, mỏ địa chất, thực phẩm, dược phẩm, viễn thông… Viện Khoa học công nghệ Mỏ Hà Nội đã hợp tác với Viện Mỏ Bắc Kinh trong việc nghiên cứu địa chất Việt Nam và khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, hai thành phố đã phối hợp tham gia hội chợ triển lãm hàng hóa Trung Quốc tại Hà Nội cũng như tại Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo của TP. Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với lãnh đạo TP. Hà Nội trong việc tổ chức những hoạt động kỷ niệm lớn như 1000 năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội vào năm 2010.
Trên cơ sở mối quan hệ sẵn có, tin tưởng rằng, hợp tác giữa TP. Hà Nội và TP. Bắc Kinh sẽ được phát triển hơn nữa trong tuơng lai.
Thành phố Bắc Kinh: Phát triển công nghiệp trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh
TCCT
Thành tựu phát triển của ngành công nghiệp TP.Bắc Kinh trong những năm gần đây
Trong giai đoạn 1998-2003, các doanh nghiệp công nghiệp đóng tại TP. Bắc Kinh đã đạt tổng giá trị sản lượng từ 192,3 tỷ