Cần một chiến lược để hội nhập và phát triển

Điện tử- Tin học Việt Nam là ngành kinh tế được hình thành và phát triển mạnh từ sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng. Đây là ngành công nghiệp còn non trẻ, bởi luôn có sản phẩm mới, chu kỳ sốn

 

  - Một số sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ( do người Việt Nam thiết kế và lắp ráp) đã được khẳng định và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu cùng loại của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khu vực?

   - Đúng vậy! Đó là các loại ti vi, đầu video, CD, VCD của Belco, VTV, Hanel Viettronics... Đống Đa, Máy tính của Elit, CMC, VTB...,sản phẩm phần mềm của FPT, DVD, VICOM... và hàng điện tử dân dụng khác đã tham gia xuất khẩu và được ưa chuộng, đặc biệt là dàn karaoke 6 số của VITEH là thế hệ máy mới nhất do người Việt Nam thiết kế ...đã cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc, Nhật Bản, mở ra hướng đi mới cho ngành Công nghiệp Điện tử- Tin học Việt Nam.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường điện tử- tin học, một số mặt hàng điện tử, máy tính mang thương hiệu Việt Nam được khẳng định, đi vào đời sống xã hội trong nước và nước ngoài là niềm tự hào của Công nghiệp Điện tử- Tin học Việt Nam.

    - Theo ông, đâu là yếu tố quyết định để toàn ngành có được kết quả này? Và với vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp Điện tử- Tin học Việt Nam, VEIC có sự hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp?

  - Các doanh nghiệp đã quan tâm đặc biệt tới mẫu mã và chất lượng sản phẩm, sau đó là giá cả hạ so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, có hệ thống bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm sau bán hàng tốt. Những thương hiệu được khẳng định và có uy tín với khách hàng là  điện tử Tân Bình ( VTB), điện tử Biên Hoà ( Belco), điện tử Bình Hoà ( VBH),VITEH... với các sản phẩm tivi mầu, DVD, dàn Karaoke. VBH và một số công ty khác mỗi năm đạt kim ngạch xuất khẩu 25-30 triệu USD, so với các công ty 100% vốn nước ngoài chưa phải là cao, nhưng từ chỗ mày mò làm gia công đến xuất khẩu được như vậy là bước nhảy vọt, hứa hẹn sức vươn xa của Công nghiệp Điện tử - Tin học Việt Nam.

      -  Là doanh nghiệp chủ đạo của ngành, Tổng Công ty Điện tử- Tin học Việt Nam ( VEIC) luôn theo sát hoạt động của các doanh nghiệp điện tử- tin học Việt Nam, kiến nghị với Nhà nước một số cơ chế, chính sách phù hợp. Cung cấp thông tin về thị trường điện tử, linh kiện trong nước và nước ngoài, có định hướng để các doanh nghiệp chọn những sản phầm phù hợp, vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Với các doanh nghiệp thành viên, chúng tôi hỗ trợ bước đầu về vốn, tổ chức và cán bộ, gíúp các đơn vị hướng phát triển.

  - Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, Công nghịêp Điện tử- Tin học Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Là người gắn bó nhiều năm với ngành công nghiệp này, theo ông, những hạn chế cơ bản của ngành là gì và cần có những giải pháp nào để khắc phục?

-             Hạn chế lớn nhất hiện nay của ngành là suất đầu tư lớn cho một sản phẩm mới, trong khi đời sống của sản phẩm rất ngắn, thị trường còn mỏng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thiết kế, lắp ráp sản phẩm, nhưng việc sản xuất các linh kiện, phụ kiện thì không thể cạnh tranh với một số nước ASEAN, và vùng lãnh thổ như Đài Loan, hoặc Trung Quốc... vì giá thành của họ rẻ. Hiện 80-90% linh kiện, phụ kiện cho các mặt hàng điện tử, chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Hạn chế này đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay có thể lý giải được. Nơi nào sản xuất linh kiện, phụ kiện chất lượng tốt, gía thành rẻ thì nơi đó có ưu thế. Các điều kiện này hiện ở nước ta chưa có nên không thể  đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các linh kiện, phụ kiện cho công nghiệp điện tử. Hạn chế thứ hai là, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vấn  đề da dạng hoá sản phẩm của ta còn yếu do thiếu vốn, thiếu đội ngũ kỹ sư, thiết kế. Các doanh nghiệp điện tử phần lớn có nguồn vốn hạn hẹp, phải dành cho sản xuất kinh doanh, không thể tập trung cho công tác nghiên cứu khoa học, cải tiến mẫu mã sản phẩm (lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư lớn, lại nhiều rủi ro). Hiện Việt Nam đã có một số Viện nghiên cứu công nghệ điện tử- tin học, nhưng công tác nghiên cứu chưa gắn với sản xuất nên các đề tài chưa được ứng dụng vào sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho công tác nghiên cứu, gắn nghiên cứu với thị trường và sản xuất.

    - Vai trò " bà đỡ" của Nhà nước với Công nghiệp Điện tử- Tin học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng. Theo ông nên tập trung sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước vào lĩnh vực gì là chủ yếu?

 -  Điện tử - Tin học là ngành kinh tế trí thức đang thiếu nguồn nhân lực, bởi đây là ngành công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực và chất xám rất lớn. Từ nhiều năm nay, chúng ta chỉ chú trọng đào tạo đội ngũ tiến sĩ, kỹ sư, chưa quan tâm tới đội ngũ những người quản lý ngành, mà đa số họ chỉ trưởng thành từ thực tế sản xuất. Vì thế, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành điện tử- tin học cần được Nhà nước quan tâm, đầu tư một cách thoả đáng. Thời gian qua, ngoài đầu tư vào Trường Đại học Dân lập Văn Lang, VEIC còn thành lập Trường Cao đẳng Viettronics Hải Phòng. Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục- Đào tạo cũng đã nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 thành trường Đại học. Đây là tiền đề cho việc đào tạo cán bộ chuyên ngành điện tử- tin học Việt Nam.Cùng với đào tạo trong nước, chúng ta nên hợp tác với nước ngoài để nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác quản lý kỹ thuật chuyên ngành. Với cương vị Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Điện tử - Tin học Việt Nam, tôi đã nhiều lần kiến nghị với Nhà nước cải tiến các sắc thuế cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Năm 2006, khi gia nhập AFTA, mức thuế của các mặt hàng điện tử phải thống nhất theo khu vực ( tức là giảm chỉ còn từ 0 đến 5%) trong khi phần lớn linh kiện, phụ kiện của ta phải nhập từ các nước ngoài với mức thuế là 15-25%, nên giá thành sản phẩm cao, thiếu sức cạnh tranh với hàng ngoại. Từ thực tế này, Nhà nước cần quan tâm sửa đổi các sắc thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Điện tử- Tin học là ngành kinh tế kỹ thuật phải đầu tư lớn, lại nhiều rủi ro; nếu không có cơ chế vay vốn ưu đãi dài hạn của Nhà nước, các doanh nghiệp không đủ sức và mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất. Mặt khác, đây là ngành kinh tế trí thức đòi hỏi chất xám lớn, phải có cơ chế tiền lương phù hợp, thông thoáng từ phía Nhà nước mới giúp các doanh nghiệp thu hút được nhân tài từ trong nước và nước ngoài, tạo bước tiến vững chắc cho ngành. Hiện trong ngành Điện tử- Tin học, nhất là Tin học, khách hàng là các cơ quan Nhà nước chiếm khoảng 60%. Để các khách hàng này ưu tiên mua hàng nội địa có chất lượng ngang với hàng nhập ngoại với giá hợp lý, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mua hàng trong nước sản xuất, tạo cho ngành Điện tử- Tin học thị trường tiêu thụ để có thể tái đầu tư phát triển sản xuất. Theo tôi, khi Nhà nước đã xác định Công nghiệp Điện tử - Tin học là ngành kinh tế mũi nhọn, cần có một chiến lược cụ thể. Trên cơ sở đó, hoạch định kế hoạch lâu dài, quyết định việc đầu tư cho phù hợp.

  - Về phía TCT có định hướng hoạt động như thế nào để duy trì nhịp độ tăng trưởng, hội nhập- phát triển?

    Năm 2003-2004, VEIC có nhiều đơn vị thành viên hoàn thành cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2005, VEIC là một trong 5 TCT thuộc Bộ Công nghiệp được Chính phủ cho thí điểm cổ phần hoá tòan TCT. Đây là động lực để TCT tiếp tục đà tăng trưởng. Trong định hướng lớn của mình, ngoài các sản phẩm truyền thống là các mặt hàng điện tử dân dụng, tin học, VEIC sẽ tập trung nghiên cứu các sản phẩm chuyên dùng như điện tử y tế, các thiết bị đánh bắt xa bờ, thiết bị cứu nạn, cứu hộ trên biển, nghiên cứu đổi mới các thiết bị tự động cho hệ thống máy công nghiệp đã lạc hậu; đẩy mạnh việc sản xuất phần mềm, phần cứng tin học nhằm rút ngắn tỉ lệ chênh lệch giữa doanh thu các sản phẩm điện tử và tin học trong TCT. Trên cơ sở các định hướng lớn, VEIC củng cố lại thị trường, các trường đào tạo nghề để có những trường đào tạo sát thực, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập.

-            Xin cám ơn ông và chúc ngành Công nghiệp Điện tử- Tin học Việt Nam năm mới gặt hái nhiều thành công.

 

 

 

     

  

 

 

  • Tags: