Công nghệ mới xử lý dịch hèm phế thải từ sản xuất cồn

Dây chuyền xử lý dịch hèm từ sản xuất cồn của Công ty mía đường Lam sơn Sau 8 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã cho ra đời dây chuyền xử lý dịch hèm - một

Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số công nghệ xử lý dịch hèm. Tuy nhiên, các công nghệ đa phần có nhược điểm là không có hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam.
Nhằm khắc phục những nhược điểm đó, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viên khoa học và công nghệ Việt Nam đã hợp tác với Công ty đường Lam Sơn để tìm ra giải pháp công nghệ thích hợp, xử lý dịch hèm, đồng thời tận dụng bán thành phẩm trong quy trình xử lý cho sản xuất phân bón. Đề tài có tên là “Công nghệ sinh hoá tổng hợp”
Công nghệ sinh háo tổng hợp gồm các công nghệ lên men vi sinh, có hệ thống hầm ủ với các điều kiện tối ưu, phối liệu được cấp khí cả hai chiều làm cho vi snh vật phân huỷ và chuyển hoá nhanh các chất hữu cơ có trong dịch hèm, các chất cellulo, các chất sáp trong bã mía và than bùn. Nhiệt thoát ra do phản ứng sinh hoá làm nước trong dịch hèm bay hơi với thời gian nhanh nhất. Ngoài ra cong có phản ứng của các chất hoá học tham gia vào quá trình chuyển hoá này.
TS. Dương Anh Tuấn - chủ nhiệm đề tài cho biết, Công ty mía đường Lam Sơn tham gia dự án với tư cách chủ đầu tư, dây chuyền công nghiệp do Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất - Bộ Công nghiệp thiết kế. Đến nay có thể khẳng định, dây chuyền có khả năng xử lý 70 m3 dịch hèm/ngày, trong mọi điều kiện thời tiết. Với lượng dịch hèm được xử lý như vậy, sẽ sản xuất ra 30.000 tấn phân bón sinh hoá tổng hợp mỗi năm. Đây là loại phân bón giàu hữu cơ và dưỡng chất, rất có lợi cho cây mía.  

  • Tags: