Có nên xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam?

Ý tưởng về một đại học đẳng cấp quốc tế (ĐH ĐCQT) được hình thành ở Đức từ những năm cuối thế kỷ XIX. Một trường ĐH ĐCQT không chỉ đơn thuần là một trung tâm đào tạo xuất sắc theo các tiêu chuẩn quốc

 

 

Ở Việt Nam, đề xuất xây dựng một trường ĐH  ĐCQT đã được khởi xướng từ lâu, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận, có người đồng tình, nhưng cũng có ý kiến phản bác. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam cần có một trường ĐH ĐCQT để đào tạo tài năng cho đất nước. Nhất là vào thời điểm hiện nay, Việt Nam đang có môi trường kinh doanh thuận lợi, nhận được sự cam kết và hỗ trợ từ bên ngoài về kinh nghiệm, trí tuệ và vật chất để xây dựng trường ĐH ĐCQT.

Theo ông Trần Xuân Giá - Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng, tổ trưởng tổ công tác xây dựng trường ĐH ĐCQT của Việt Nam: “Ở Việt Nam, đến thời điểm này, chúng ta không nên đặt vấn đề làm hay không làm, mà cần tập trung làm bằng cách nào mà thôi. Trường dự định sẽ đào tạo cả ba cấp đại học, cao học và tiến sĩ, giảng dạy bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh nên coi nghiên cứu khoa học là một yếu tố quyết định sự tồn tại của một trường đại học, vì một trường đại học không thể thiếu vai trò của nghiên cứu…”.

Vấn đề đặt ra là chúng ta nên xây dựng trường đại học mới hoàn toàn hay là dựa trên một số trường cũ để nâng cấp? Vào thời điểm này, chúng ta cũng nên mở cửa cho giáo dục đại học. Đó là một yêu cầu tất yếu của thời đại. Một trường ĐH ĐCQT có giá trị hơn nhiều đại học bình thường, vì nó như một đầu tàu trong việc phát triển khoa học và công nghệ, góp phần phát triển đất nước. Kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy, phần lớn khám phá khoa học quan trọng đều xuất phát từ các đại học danh tiếng, qua đó, các đại học này góp phần giữ vị thế lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Cũng theo ông Trần Xuân Giá, nên xây dựng mới hoàn toàn, không nên dựa vào cái đã lỗi thời, lạc hậu để chỉnh tu cái mới. Vì như thế, sẽ vừa làm mất thời gian, lại vừa tốn công sức. Nhưng để tránh hệ quả của nó, các trường ĐH ĐCQT phải cơ cấu ngành nghề không dàn trải, tập trung xây dựng các phân khoa mạnh, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực. Một trường ĐCQT phải có nguồn nhân lực ĐCQT, mới thỏa mãn được những gì chúng ta đã đầu tư và thực thi một cách thành công.

Chúng ta đã đi quá chậm so với các nước về cơ chế quản lý, phương pháp dạy và học... nên ngay bây giờ, chúng ta phải có cái nhìn mới về một thế giới đang rộng mở, ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức mới đối với chúng ta.

  • Tags: