Không được “mốt hai mốt”

Lịch sử thế giới đã từng xảy ra hai câu chuyện lạ. Câu chuyện đầu tiên xảy ra khi Napoleon lãnh đạo quân Pháp đánh chiếm Tây Ban Nha. Đoàn quân của Napoleon phải đi qua một chiếc cầu sắt bắc ngang qua

Câu chuyện thứ hai xảy ra ở XanhPeterburg nước Nga, khi một đoàn quân đi qua cây cầu lớn trên sông Vonga, họ cũng đi đều bước và hiện tượng tương tự đã xảy ra.

Cả hai đoàn quân trên đều không ngờ rằng mình đã mắc một sai lầm rất đơn giản. Đó chính là đã tạo nên sự cộng hưởng. Mỗi cây cầu đều có một tần suất xác định. Khi một đoàn người bước đều bước qua cầu, lực tác dụng có tính chu kỳ do bước chân tạo ra cũng có tần suất dao động nhất định. Nếu tần suất lực tác dụng này gần bằng (hoặc ngang bằng) với tần suất chấn động của cầu thì sẽ tạo ra hiện tượng cộng hưởng. Kết quả cộng hưởng chính là chấn động của cầu ngày càng mạnh, khi vượt quá khả năng chịu đựng của cầu thì cầu sẽ sập xuống.

Trong đời sống hàng ngày, trên các cây cầu thường xuyên có người và xe đi lại. Xe cộ tạo ta một lực tác động lên cây cầu lớn hơn rất nhiều so với lực mà bước chân con người tạo ra. Nhưng do lực tác dụng của các loại xe cộ sinh ra không có tính chu kỳ nhất định. Bởi vậy, hai đầu cầu có khả năng trung hoà một bộ phận chấn động khiến cho cây cầu không xảy ra hiện tượng cộng hưởng và không gặp nguy hiểm gì. Do đó, các nước trên thế giới đều có quy định: Khi quân đội đi qua cầu không được đi đều bước.

Trong cuộc sống, hiện tượng cộng hưởng xảy ra hàng ngày. Ví dụ: trò chơi đánh đu. Trò này phải điều khiển tần suất của thân thể ngồi xuống và đứng lên nhằm tạo ra hiện tượng cộng hưởng, để cây đu càng đu càng cao. Hay khi trèo thang, cần trèo lúc nhanh lúc chậm để tránh bước chân của chúng ta gây ra sự cộng hưởng, làm cho thang lay chuyển mạnh.

Đào Phai
  • Tags: