Thanh Hóa là tỉnh nối giữa khu vực Bắc bộ và Trung bộ, có địa hình rộng và đa dạng. Hệ thống đường giao thông tương đối đồng bộ; có đường sắt Bắc - Nam chạy qua dài 92 km với 9 nhà ga, đường bộ dài trên 8.000 km và 1.600 km đường sông là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hoạt động thương mại. Song cũng là nguy cơ, tiềm ẩn cho những hoạt động buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại… với những diễn biến phức tạp.
Ông Hoàng Văn Trường – Chi cục phó Chi cục QLTT Thanh Hóa cho biết: Tình hình buôn lậu ở Thanh Hóa diễn ra không phức tạp như các tỉnh vùng biên giới trong nước. Hàng hóa thẩm lậu vào thị trường Thanh Hóa chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc vào và phía Nam ra. Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)… tuy có ít sự vụ lớn xảy ra nhưng tình trạng nhỏ lẻ vẫn thường xuyên tái diễn ở một số địa bàn trong tỉnh. Đặc biệt, là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không đảm bảo ATVSTP gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người rất khó kiểm soát. Ngoài ra, tình hình gian lận thương mại vi phạm trên nhiều lĩnh vực như: không thực hiện đúng các qui định về chế độ hóa đơn chứng từ, đăng ký giá, kê khai giá niêm yết và bán theo giá niêm yết, tình trạng găm hàng chờ giá đưa, tin thất thiệt lợi dụng biến động thị trường theo kiểu “tát nước theo mưa” thu lời bất chính, mua bán hàng hóa không xuất hóa đơn… tiềm ẩn phức tạp gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Trước yêu cầu thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành danh mục những việc bức xúc, trọng tâm, trọng điểm của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung chỉ đạo, điều hành năm 2012. Chi cục QLTT Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm tăng cường theo dõi diễn biến và kiểm tra kiểm soát thị trường góp phần bình ổn giá, thúc đẩy sản xuất đảm bảo tiêu dùng của nhân dân.
Với phương châm: “Quản lý đối tượng và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”, lãnh đạo Chi cục QLTT Thanh Hóa đã có sự chỉ đạo các Đội QLTT phải nắm chắc địa bàn, đối tượng sản xuất, kinh doanh. Sau đó, Chi cục phân công rõ việc, rõ chỉ tiêu, rõ địa bàn cho mỗi cán bộ nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật.
Cũng theo ông Trường, để hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường mang tính hiệu quả, bền vững về lâu dài, trước hết, Chi cục QLTT phải tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức thiết thực để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Mỗi cán bộ đồng thời là một tuyên truyền viên thường xuyên lồng ghép, phổ biến Chính sách pháp luật trong quá trình kiểm tra, kiểm soát địa bàn và xử lý các đối tượng vi phạm. Đồng thời, kêu gọi mọi người tích cực tham gia tố giác, phát giác tội phạm hoặc không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, QLTT Thanh Hóa còn thông tin kịp thời về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm ngăn chặn những mánh khóe, đưa tin thất thiệt làm sai lệch về tình hình thị trường để người tiêu dùng nắm rõ.
Chi cục QLTT Thanh Hóa còn xây dựng kế hoạch thường xuyên, theo chuyên đề, đột xuất kiểm tra, kiểm soát thị trường phục vụ các giải pháp kinh tế của Chính phủ; Tăng cường kiểm tra các hành vi lợi dụng chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, găm hàng chờ tăng giá, liên kết chiếm lĩnh thị trường. Trong đó, chú trọng kiểm tra hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá quy định tại Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 19/6/2008 của Chính phủ và các mặt hàng quan trọng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.
Xác định công tác kiểm tra chống hàng giả, hàng cấm, hàng không đảm bảo ATVSTP là nhiệm vụ trọng tâm vừa cấp bách vừa lâu dài. Vì vậy, các Đội QLTT đã bám sát kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên, của Chi cục với phương châm: “Đồng hành cùng doanh nghiệp” tăng cường mối quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính trong và ngoài tỉnh để thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin nhận biết kịp thời về việc gian lận thương mại. Trong năm 2011, Chi cục QLTT Thanh Hóa đã khắc phục được những khó khăn, chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường. Tổng số vụ kiểm tra là 6.556 vụ; chuyển khởi tố hình sự 5 vụ; xử lý 5.839 vụ; tổng tiền thu phạt lên tới 11.730 tỷ đồng. Những tháng đầu năm 2012, tổng số vụ được kiểm tra đã vượt cao hơn so với cả năm 2011, tổng số tiền thu phạt đạt trên 11 tỷ đồng. Với kết quả này, Chi cục QLTT Thanh Hóa đã góp phần bình ổn thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh.
Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Chi cục, nhân dân tin tưởng Chi cục QLTT Thanh Hóa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác quản lý thị trường năm 2012.
Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa: Kiểm tra, kiểm soát thị trường phải có trọng tâm, trọng điểm
TCCT
Trước tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, những mặt hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ… diễn biến khá phức tạp ở nhiều tình thành trong cả nước. Tuy nhiên, Thanh Hóa là địa phư