Dự án được khởi công vào giữa năm 2004 và đến năm 2010 sẽ hoàn thành. Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex làm chủ đầu tư, với số vốn trên 2.500 tỷ đồng. Đây là một dự án xử lý nước mặt lớn lớn nhất Việt Nam, do Việt Nam tự thiết kế và thi công.
Nhà máy Nước Sông Đà - Hà Nội có công suất thiết kế 600.000 m3/ngày đêm. Đến năm 2005, Nhà máy sẽ cung cấp nước cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông, Sơn Tây, thị trấn Xuân Mai, Miếu Môn và Đại học Quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các đô thị và khu công nghiệp dọc trục đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Dự kiến sau năm 2020, sẽ nâng công suất của Nhà máy lên gấp đôi so với hiện nay.
Nước lấy để xử lý thành nước sạch là nguồn nước mặt sông Đà, điểm lấy nước thuộc xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình). Quy trình xử lý nước sạch được thực hiện như sau: Nước từ sông Đà theo kênh dẫn đến hồ Đầm Bài. Hồ Đầm Bài có vai trò là hồ trung chuyển nước thô, sơ lắng, đồng thời là nơi dự trữ nước thô. Nước từ hồ được đưa lên nhà máy xử lý bằng trạm bơm. Sau khi được xử lý, khử trùng, nước chảy vào bể chứa, rồi tự chảy về các hộ tiêu thụ bằng 2 tuyến đường ống. Nước sạch khi về đến Hà Nội giá khoảng 2.400 đ/m3.
Trước đây, Vinaconex đã đặt ra phương án lấy nước ở sông Hồng để làm nước sạch, vì nếu lấy nước ở sông Hồng sẽ gần hơn lấy nước ở sông Đà và như vậy thì chi phí cho đầu tư xây dựng và sản xuất sẽ giảm đi. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy, nước sông Hồng nhiều cặn, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng và không thể kiểm soát được. Để tránh những điều này, Vinaconex đã đi đến quyết định lấy nước sông Đà để làm nước sạch. Tuy nhiên, Dự án Nhà máy Nước Sông Đà - Hà Nội lại cũng đang vấp phải nguồn nước thải của Nhà máy Giấy Hòa Bình. Điểm lấy nước ở sông Đà để xử lý thành nước sạch cách điểm xả nước thải của Nhà máy Giấy Hòa Bình không xa, chưa đến 7 km.
Ông Lê Văn Hiến – Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án xây dựng Nhà máy Nước Sông đà - Hà Nội cho biết: “Vinaconex đã và đang lấy mẫu nước tại điểm lấy nước sông Đà để làm nước sạch đem phân tích, kết quả cho thấy nước ở đó nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép, nghĩa là sử dụng được để xử lý thành nước sạch mà không có ảnh hưởng gì. Nước thải của Nhà máy Giấy Hòa Bình là rất độc hại, nhưng bởi sông Đà có lưu lượng nước lớn, nên nó nhanh chóng được hòa loãng. Khi Nhà máy nước đi vào hoạt động, công việc phân tích nước ở đây vẫn được làm thường xuyên, để có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo nước do Nhà máy cung cấp cho người tiêu dùng có thể uống được tại vòi, mà không cần phải đun sôi.
Hiện, nước sạch mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nguồn nước này lại chủ yếu phải lấy từ nguồn nước ngầm có hàm lượng Amoniac và các chất độc hại khác rất cao. Cho nên, việc Nhà máy Nước Sông Đà - Hà Nội đi vào hoạt động sẽ là một giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Dự án nước sạch lớn nhất nước
TCCT
Trong khi thành phố Hà Nội và nhiều khu đô thị của tỉnh Hà Tây và Hòa Bình đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, thì việc Nhà máy nước Sông Đà - Hà Nội sẽ đi vào hoạt động trong n