Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Cổ phần hóa để phát triển bền vững

Đến với Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ hôm nay, ít ai có thể hình dung nổi cách đây đúng 19 năm, khi mới thành lập, Công ty mang một cái tên rất dung dị “Công ty Phục vụ đời sống” với v

 

 Chính vì vậy, việc cổ phần hóa diễn ra hết sức thuận lợi. Hơn 100 CBCNV dôi dư được giải quyết một cách êm thấm theo tinh thần Nghị định số 41/CP, không gây xáo trộn và khiếu kiện. Đặc biệt có những cán bộ chủ chốt, tuy còn thời gian 1-2 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu nhưng cũng sẵn sàng về sớm, nhường vị trí công tác cho lớp trẻ năng động hơn.

Đây là Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (57%) nên mọi hoạt động của các tổ chức đoàn thể vẫn kế thừa và phát huy nền nếp sẵn có từ trước đến nay. Mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và Đảng ủy luôn hài hòa và có sự nhất trí cao. Vì vậy, mặc dù mới chuyển sang hoạt động theo phương thức sở hữu mới, nhưng 6 tháng đầu năm 2005 hoạt động của Công ty đạt kết quả đáng kể, tổng doanh thu là 608.018 triệu đồng, đạt 42% kế hoạch năm; tổng giá trị sản xuất là 96.357 triệu đồng, đạt 74% kế hoạch năm; lợi nhuận 3,423 tỉ đồng, đạt 99% kế hoạch năm. Đặc biệt, đời sống người lao động được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 3.635.000 đồng/người/ tháng, đạt 106% kế hoạch năm.

Trong 6 tháng, Công ty đã khai thác 106.000 tấn than, tiêu thụ được 468.000 tấn. Việc khai thác tận thu Mangan tại Hà Giang đã từng bước ổn định theo dây chuyền công nghệ của hệ thống sàng tuyển đồng bộ. Sản lượng Mangan khai thác 6 tháng đầu năm đạt 16..405 tấn, sản lượng quặng thành phẩm là 1.727 tấn. Để phục vụ tốt khâu thương mại, dịch vụ, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành, phát huy tinh thần hỗ trợ và hợp tác của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Than Việt Nam để tăng dịch vụ bốc xúc, vận chuyển đất đá. Kết quả là qua nửa năm kế hoạch, Công ty đã đạt sản lượng bốc xúc 3,7 triệu m3 với doanh thu đạt 35.487 triệu đồng, tạo điều kiện phát huy năng lực thiết bị hiện có và tạo nguồn thu ổn định, tạo đủ việc làm cho công nhân lao động khối sản xuất. Đầu năm 2005, Công ty đã đầu tư 70 xe vận tải với tổng trị giá gần 40 tỉ đồng để nâng cao khả năng sản xuất của Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty còn làm tốt công tác nhập khẩu linh kiện và tổ chức tiêu thụ xe tải nặng và xe chuyên dùng. Dự án lắp ráp xe tải nặng và xe chuyên dùng của Tổng công ty Than Việt Nam đã mở ra hướng phát triển lâu dài của ngành cơ khí than Việt Nam, hội nhập với công nghiệp ô tô Việt Nam, giữ vị thế độc quyền lắp ráp và tiêu thụ xe tải nặng trên thị trường cả nước. Được Tổng công ty giao nhiệm vụ nhập khẩu linh kiện, cung ứng cho công nghệ lắp ráp và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, Công ty xác định đây là những công đoạn trọng tâm nhằm nâng cao tính khả thi của dự án và tạo điều kiện cho Công ty phát huy năng lực kinh doanh thương mại trên thị trường cả nước, đồng thời ghi nhận một thương hiệu mới đang được đầu tư và phát triển mạnh với 15 đại lý trên 3 miền đất nước. Công ty đã cùng với Tổng công ty khởi công mở rộng, xây dựng dây chuyền lắp ráp xe tải nặng tại Chu Lai với công suất 5.000 xe/năm. 6 tháng đầu năm tiêu thụ được 271 xe. Tuy nhiên, lắp ráp xe tải nặng là một ngành còn rất non trẻ (hiện tại lắp ráp trong nước không rẻ hơn nhập khẩu nguyên chiếc là mấy), vì nhập khẩu xe nguyên chiếc thuế suất là 10%, trong khi đó nhập khẩu linh kiện là 3% và thuế lixăng là 2%. Như vậy, chênh lệch giữa xe nguyên chiếc và xe lắp ráp chỉ là 5% mà còn phải nhập khẩu và lắp ráp. Trong khi đó, các loại xe khác như tải nhẹ, xe khách chênh lệch thuế nhập khẩu nguyên chiếc và thuế nhập linh kiện là 70-75%. Vì vậy, Công ty mong muốn Nhà nước có chính sách hợp lý về thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, nhằm hỗ trợ trong 2 năm đầu để Công ty đủ sức phát triển ngành nghề mới này ở Việt Nam. Những kiến nghị này đã được Bộ Công nghiệp chấp thuận tại Công văn số 2218/CV- TCKT ngày 29.4.2005 gửi Bộ Tài chính. Cụ thể:

- Nâng thuế suất thuế nhập khẩu xe tải nặng có tổng trọng tải từ 20 tấn đến 45 tấn lên 30%, xe chuyên dùng lên 20% để đảm bảo mức chênh lệch hợp lý giữa thuế suất thuế nhập khẩu thành phẩm, linh kiện và tránh gian lận thương mại.

- Đối với ô tô có tổng tải trọng trên 45 tấn trong nước chưa có khả năng sản xuất, lắp ráp, đề nghị thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng linh kiện là 0%.

- Đối với xe tải và xe chuyên dùng đã qua sử dụng nhập khẩu: Than Việt Nam đề nghị áp dụng như chính sách thuế xe chở người và chỉ nhập khẩu loại xe đã qua sử dụng chưa quá 5 năm.

Bên cạnh việc lắp ráp xe tải nặng và xe chuyên dùng thì kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản là một hướng kinh doanh mới được bổ sung của Công ty. Công ty đã triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng và các khu đô thị tại Nha Trang, Khánh Hòa với mục tiêu đảm bảo lợi nhuận tối thiểu phải đạt 5%. Song song với việc mở rộng hướng kinh doanh, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới ngành nghề truyền thống là kinh doanh vật tư thiết bị nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất trong ngành, nhằm phát huy tối đa năng lực thương mại. 

6 tháng cuối năm, khối lượng công việc của Công ty còn rất nhiều, Công ty sẽ cân đối và điều chỉnh kế hoạch năm của các đơn vị theo tỉ lệ tương ứng đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ổn định. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty Than Việt Nam, sự thống nhất của Ban lãnh đạo, Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 đã được Đại hội cổ đông thông qua, góp phần phát triển Công ty ổn định và bền vững trong những năm tới. 

  • Tags: