Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 8.700 cơ sở, hộ chăn nuôi gia cầm với 770.000 con (chiếm 32%), phần còn lại 1.630.000 con được nuôi rải rác tại các hộ gia đình, nuôi chung với lợn, trâu, bò. Trong đại dịch cúm gia cầm vừa qua, Thành phố đã phải tiêu hủy trên 1 triệu con gia cầm các loại, tỷ lệ tiêu hủy tổng đàn là 87%, thiệt hại ước tính ban đầu khoảng vài chục tỷ đồng. Tâm lý e ngại của người dân sau dịch cúm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục đàn gia cầm. Cùng với tốc độ đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần. Chăn nuôi là một trong những hoạt động gây ô nhiễm nên cần được quy hoạch theo vùng, phương thức, điều kiện chăn nuôi... Tại Hội thảo, Sở Nông nghiệp & PTNT trình bày phương án cơ bản sau :
- Đối với vùng chăn nuôi: Gà, vịt tập trung phát triển tại Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 9. Chim cút, bồ câu: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12.
- Đối với phương thức và quy mô chăn nuôi: Phát triển phương thức chăn nuôi công nghiệp đối với gà trứng, thịt với hệ thống chuồng sàn hay nền. Khuyến khích đầu tư hệ thống chuồng trại vệ sinh, ổn định nhiệt độ, giúp tăng năng suất và cải thiện điều kiện vệ sinh thú y. Đa dạng hóa phương thức công nghiệp theo nhu cầu thị trường như: gà thả vườn, gà nuôi bằng thực phẩm với nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Khuyến khích sản xuất con giống cung cấp cho các tỉnh, thành phù hợp với điều kiện đất đai ở TP.HCM. Phấn đấu tái tạo lại đàn gia cầm với quy mô: Gà (1,5 triệu -1,7 triệu con), vịt (500 nghìn -700 nghìn con), chim cút (1 triệu con), bồ câu (50 nghìn con). Công ty gia cầm thành phố tập trung sản xuất con giống cung cấp cho người chăn nuôi.
- Chính phủ nên cho khoanh nợ, giãn nợ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gia cầm bị thiệt hại do dịch gây ra, làm mất khả năng thanh toán với ngân hàng. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ các chương trình dự án quốc gia, quốc tế về xóa đói giảm nghèo, về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
- Chính phủ, các Bộ và các địa phương cần có chính sách giải quyết đồng bộ, nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh như: tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, phân tích, đánh giá các yếu tố về dịch tễ, xây dựng mạng lưới thông tin dịch bệnh từ thôn, ấp, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố đến trung ương; Chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, nhất là công tác kiểm dịch vận chuyển giữa các tỉnh đối với gia súc, gia cầm; Tăng cường năng lực chẩn đoán cho các Cơ sở y tế, Trung tâm thú y vùng và Chi cục thú y tỉnh, thành.
- Chính phủ nhanh chóng hỗ trợ kinh phí thiệt hại (50%) nhằm giúp cho các hộ, cơ sở chăn nuôi phục hồi nhanh và ổn định cuộc sống như đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chính phủ kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Pháp lệnh Thú y hoặc nâng thành Luật Thú y, chỉ đạo các địa phương sớm quy hoạch hệ thống chăn nuôi, hệ thống giết mổ gia cầm.
- Cục thú y, Bộ Nông nghiệp &PTNT cần có chiến lược bảo vệ nguồn quỹ gen các giống gia cầm quý hiếm, tránh trường hợp bị động như trong thời gian vừa qua; Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống dịch cúm gà trong thời gian vừa qua, từ đó rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, nghiên cứu khoa học, đề ra các biện pháp khống chế, kiểm soát dịch bệnh; Chuẩn bị các điều kiện, các biện pháp để khôi phục ngành chăn nuôi sau khi đã kiểm soát khống chế dịch bệnh; Hướng dẫn các địa phương chiến lược sử dụng vaccine và các biện pháp phòng chống dịch khi khôi phục ngành chăn nuôi gia cầm...
Chăn nuôi gia cầm sau dịch
TCCT
Nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý để có biện pháp mạnh thực hiện công tác phòng chống dịch, UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị 02/2004/CT-UB ngày 12/01/2004 về việc phòng chống dịch gia cầm trên địa bàn TP.HCM