Lương Sơn - Vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất

Lương Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình với địa hình tương đối phức tạp, điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi. Song, nhờ sự lãnh đạo sát sao của Huyện uỷ, UBND, cùng với sự nỗ lực của toàn

Bước vào đầu năm 2004, với khí thế thắng lợi của năm trước, cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đặt mục tiêu phấn đấu nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 12%, trong đó giá trị thu nhập trên một ha canh tác là 24 triệu đồng, thu nhập bình quân/đầu người ở mức 4,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 6%, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng lưới điện quốc gia lên 95%, số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch nâng lên mức 90%…
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, thời tiết đã có nhiều diễn biến bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vào đầu vụ chiêm xuân, hạn hán đã xảy ra gay gắt ở hầu hết các xã trong Huyện, lại thêm đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ tháng 1 đến đầu tháng 2, gây ảnh hưởng đến trà mạ xuân và lúa xuân mới cấy. Do đó, nhiều xã đã phải chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây màu khác. Từ tình hình như vậy, các cấp uỷ, chính quyền đã có sự chỉ đạo sâu sát, cộng với sự nỗ lực của các hộ nông dân, nên nhìn chung các loại cây trồng, nhất là lúa, ngô đều phát triển tương đối khá.
Tổng kết sáu tháng đầu năm cho thấy, diện tích lúa đã cấy được 1992 ha với năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, sản lượng đạt 10.557,6 tấn. Các cây màu khác như: ngô, khoai lang, đậu tương, lạc có tổng diện tích 2.869,5 ha, năng suất bình quân 32,45 tạ/ha, đạt sản lượng 3.621 tấn. Như vậy, tổng sản lượng cây lương thực và cây có hạt đạt 13.468 tấn, bằng 104,3% so với cùng kỳ năm 2003. Trong những nỗ lực vượt qua khó khăn về thời tiết, không thể không nhắc tới vai trò vô cùng quan trọng của công tác thuỷ lợi. Ngay từ đầu năm đến vụ chiêm xuân 2004, Huyện đã giao cho các địa phương có hồ đập, kênh mương thường xuyên kiểm tra, điều tiết lượng nước hợp lý, tiết kiệm để phục vụ cho sản xuất. Các địa phương cũng đã nỗ lực huy động 34.585 công, đào 28.640m3 kênh mương, xây 232m3 kè đá, phát dọn 239.991m2 trên các công trình thuỷ lợi, vượt 23% kế hoạch và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2003. Song song với các biện pháp khắc phục hậu quả của thiên nhiên, Huyện cũng đã tiến hành nghiệm thu hai công trình thuỷ lợi là Bãi đồng trại Đông Xuân và Trạm thuỷ luân Tân Vinh với tổng trị giá 1,2 tỷ đồng .
Không chỉ phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, ngay đầu năm, nhân dân trong Huyện còn phải đương đầu với những tai nạn xảy ra với đàn gia súc, gia cầm. Bắt đầu từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3, dịch cúm gà đã xảy ra ở 3 xã Cư Yên, Thành Lập, Hoà Sơn, khiến đàn gà gồm 25.659 con và 5.500 quả trứng phải tiêu huỷ hoàn toàn. Cũng trong thời điểm này, do thời tiết hanh khô cùng với rét đậm, rét hại đã làm chết 69 con trâu và bò, trong đó có một số nghé, bê con cùng 2 con bò sữa của xã Lâm Sơn. Trước tình hình đó, Huyện đã chỉ đạo phòng chức năng và trạm thú y kịp thời có các biện pháp dập dịch như: khử trùng dịch cho 44 chuồng trại nuôi gà với tổng diện tích 800.000 m2, và triển khai tiêm phòng dịch cho vụ hè thu. Bên cạnh đó, phòng chức năng cũng đã có nhiều biện pháp để khôi phục lại đàn gia súc. Nhờ vậy, tính cho đến nay, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Huyện đã ổn định cả về số lượng cũng như chất lượng. Ngoài ra, Huyện cũng cho triển khai các mô hình cải tạo đàn dê ở hai xã Tiên Sơn và Trung Sơn, với việc đầu tư cho nông dân 16 con dê đực bách thảo, nhằm cải tạo chất lượng đàn dê sẵn có ở địa phương.
Do phải tập trung giải quyết những vấn đề nêu trên, để ổn định sản xuất nông nghiệp, nên công tác lâm nghiệp và phát triển cây ăn quả phần nào bị chững lại. Vì vậy, tổng kết 6 tháng đầu năm 2004, diện tích phát triển rừng mới đạt 670 ha, gồm: rừng trồng mới, rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu và rừng do dân tự trồng. Ngoài ra còn có một số dự án trồng rừng hiện đang được triển khai tiếp tục như tre bát bộ, được nhân dân hưởng ứng, với diện tích 13 ha. Như vậy, tổng số diện tích
(Xem tiếp trang 49)

Lương Sơn...
(Tiếp theo trang 42)
rừng được khoanh nuôi, bảo vệ trên địa bàn huyện cho đến nay là 3.428 ha, đạt 98% kế hoạch. Về cây ăn quả, đã phát triển được 82,1 ha, bằng 94,5% so với cùng kỳ năm 2003. Tuy không đạt được kết quả như kế hoạch, nhưng đây cũng đã là nỗ lực không nhỏ của cán bộ và nhân dân trong huyện.
Bên cạnh nông, lâm nghiệp là thành phần chính trong cơ cấu kinh tế, thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Lương Sơn cũng đang phát triển với nhiều ngành nghề phong phú như: sản xuất gạch nung, đá các loại, đồ gỗ dân dụng, chế biến thức ăn gia súc, may mặc, gia công hàng sắt khung nhôm kính v.v… nhờ đó đã thu hút được nhiều lao động với việc làm ổn định. Tuy nhiên, do còn yếu về công tác quản lý nhà nước trong sản xuất kinh doanh, nên tốc độ phát triển của các ngành nghề này còn chậm. Trong 6 tháng đầu năm 2004, tổng giá trị sản lượng của khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 28 tỷ đồng, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2003. Thương mại và du lịch gần đây cũng được coi là một mắt xích quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế của huyện. Chính vì vậy, Huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường kiểm tra, chống hàng giả, hàng kém chất lượng… Do đó, tổng mức lưu chuyển hàng hoá đến hết tháng 6/2004 ước đạt trên 32 tỷ đồng, vượt so với cùng kỳ năm 2003 là 24%. Về du lịch, Huyện cũng đang triển khai các công tác khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển các điểm du lich mới như: Liên Sơn, Xóm Mòng, Lâm Sơn…
Với những nỗ lực vượt qua khó khăn, để ổn định và phát triển kinh tế như 6 tháng đầu năm vừa qua, tin rằng những mục tiêu mà Đảng uỷ, UBND, các ban ngành và nhân dân toàn huyện đã đặt ra cho năm kế hoạch 2004 sẽ được hoàn thành một cách xuất sắc.

  • Tags: