Các cuộc đàm phán tại Vòng Uruguay đã xác định được ba loại trốn thuế chống bán phá giá là: Trốn thuế của các nước nhập khẩu, trốn đóng thuế của các nước thứ ba, và trốn đóng thuế của các nước “đang phát triển”. Các nguyên tắc về các biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên đã được thảo luận nhưng vẫn chưa đi đến cách giải quyết thống nhất. ủy ban chống bán phá giá của WTO đã bắt đầu tiến hành cuộc thảo luận, xem xét các biện pháp để có được giải pháp cho vấn đề này, và đã đạt được sự thoả thuận về phạm vi xem xét trong tương lai (gồm các quá trình và các chương trình nghị sự). Những cuộc thảo luận không chính thức và lâu dài về yếu tố nào gây nên tình trạng trốn thuế bán phá giá, đã được tổ chức. Đây là vấn đề đầu tiên được nêu lên trong chương trình nghị sự .
Mâu thuẫn cơ bản của vấn đề chống trốn thuế là mâu thuẫn giữa Mỹ. Liên minh Châu Âu và các nước khác. Những nước này đã có các nguyên tắc chống trốn thuế và mong muốn hợp pháp hoá các nguyên tắc này. Nhiều nước rất thận trọng khi đưa ra các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá, bởi vì các biện pháp này có thể hạn chế các hoạt động đầu tư hợp pháp, có thể bóp méo giao dịch thương mại và đầu tư. Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa Hiệp định chống bán phá giá hiện thời của WTO và các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá trong tương lai. Để thực hiện được điều này, cần phải tính đến lợi ích mà quá trình toàn cầu hoá các hoạt động, các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu trong Hiệp định của WTO mang lại. Việc này đòi hỏi phải phân tích các trường hợp cụ thể để xem xét xem, giao dịch thương mại được tiến hành như thế nào, nhằm tìm kiếm giải pháp không phương hại đến giao dịch và đầu tư hợp pháp, đồng thời tăng cường các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá hiện thời. Mặt khác, hiện tại chưa có các nguyên tắc thống nhất về việc chống trốn thuế trong Hiệp định của WTO. Vì vậy, các nước có luật về chống trốn thuế nên đưa ra các biện pháp cụ thể, căn cứ vào điều VI của GATT hoặc của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, và phải được giải quyết rõ ràng trong phạm vi của GATT/WTO .
Luật chống bán phá giá hiện hành của Mỹ quy định rằng, thuế bán phá giá được đánh khi cơ quan điều tra kết luận là việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho các ngành sản xuất trong nước theo đúng với điều VI của GATT và Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Các biện pháp được Mỹ áp dụng, để chống trốn thuế bán phá giá nếu các công ty phải đóng thuế cố tình trốn thuế bằng cách chuyển sản xuất sang các nhà máy của nước nhập khẩu, hoặc sang các nước thứ ba, và từ đó bán sản phẩm ra. Để xác định xem những sản phẩm được sản xuất ở nước nhập khẩu (là Mỹ) hoặc nước thứ ba có trốn thuế chống bán phá giá hay không, thì cơ quan điều tra xem xét mức giá của các linh kiện được nhập từ các nước nằm trong diện phải đánh thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, các cơ quan này còn tính đến loại hình kinh doanh, mối quan hệ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, sự thay đổi về kim ngạch nhập khẩu, mức độ đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Mỹ hoặc các nước thứ ba, bản chất của quy trình sản xuất ... Tuy nhiên, vì không có những tiêu chuẩn để đánh giá những yếu tố này, nên các cơ quan điều tra có nhiều cơ hội để tự quyết định theo ý mình. Ví dụ, họ phải xem xét cả tỷ lệ giá trị gia tăng và mua sắm khi xem xét tỷ lệ chung của sản phẩm, nhưng lại không có một tiêu chuẩn đánh giá nào, nên thường không khách quan .
Những quy định về chống bán phá giá của EU bao gồm các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá (khác với các biện pháp của Mỹ). Những quy định trước đây chỉ là các quy định về chống trốn thuế đối với các nước nhập khẩu và các nước thứ ba. Tuy nhiên, những quy định mới về các biện pháp chống trốn thuế được phác thảo dựa trên kết luận của hội thảo (được rút ra trong các trường hợp bán phá giá ) và dựa trên các quan điểm được đưa ra tại các cuộc đàm phán Vòng Uruguay. Những quy định mới quy định hai biện pháp, đó là :
Biện pháp thứ nhất , những thay đổi trong mô hình hoạt động kinh doanh không thể được giải thích bằng những lý do pháp lý hay những suy đoán kinh tế .
Biện pháp thứ hai, suy yếu hiệu lực về giảm thuế chống bán phá giá và đây là dấu hiệu của bán phá giá khi so sánh với giá thông thường .
EU cũng bổ sung thêm các tiêu chí trong tiêu chuẩn xác định các biện pháp chống trốn thuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để hoàn thiện các biện pháp chống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu đến việc cấp các giấy chứng nhận đã đóng thuế. Phạm vi của các biện pháp này không chỉ rộng mà còn phải tính đến các cuộc điều tra mới về bán phá giá và mức độ thiệt hại do bán phá giá gây ra .
Dưới đây là các trường hợp trốn thuế chống bán phá giá được hầu hết các nước quan tâm :
(1) Khai báo sai thuế hải quan và những hành động bất hợp pháp khác ;
(2) Chuyển sang xuất khẩu hàng hoá có mức độ chênh lệch nhỏ so với hàng hoá phải đóng thuế chống bán phá giá ( những sản phẩm có ít sự điều chỉnh );
(3) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá và lắp ráp các linh kiện tại nước nhập khẩu ( trốn thuế của nước nhập khẩu);
(4) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá sang nước thứ ba và lắp ráp các linh kiện tại đó ( trốn thuế của nước thứ ba);
(5) Xuất khẩu sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá từ nước thứ ba ./.