Lợi nhuận cả năm của cả TCTy đạt 32 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2002. Thu nhập trung bình của CBCNV trong TCTy đạt gần 1,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với năm 2002. Đáng mừng hơn cả là một số công ty đã có tới 60% giá trị công việc gối đầu cho năm 2004.
Tại sao Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam đạt được kết quả khả quan như vậy ?
Trước hết, đó là do uy tín của TCTy và các đơn vị thành viên đã ngày càng được khẳng định, nên đã có khối lượng công việc chuyển tiếp từ năm trước tương đối lớn, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho hơn 14 nghìn lao động cố định và giải quyết thêm việc làm cho gần 15 nghìn lao động xã hội.
Công tác đầu tư phát triển được TCty đặc biệt quan tâm, như tăng cường khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất và thi công. Năm 2003, tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của TCTy đạt gần 200 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thực hiện năm 2002. Một số doanh nghiệp đã mua sắm được nhiều thiết bị cần thiết, như các loại cẩu 250 tấn, 100 tấn, phục vụ thi công trượt si lô xi măng, ống khói, nhà cao tầng và các loại xe vận tải, thiết bị kéo dây và thiết bị kiểm tra thí nghiệm lắp đặt… Bên cạnh đó, TCty còn tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, như phối hợp đầu tư và xây lắp cơ sở hạ tầng KCN và chung cư cao tầng (khu nhà ở tái định cư Xuân Phương, Xuân La, 3B Láng Hạ, 2F Quang Trung, KCN Cầu Diễn…).
Bên cạnh lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp, TCTy đã chú trọng tới lĩnh vực lắp đặt thiết bị, nâng cao năng lực tư vấn, giám sát đầu tư trong và ngoài TCty, đào tạo và ký hợp đồng xuất khẩu lao động, đồng thời vươn tới thi công xây dựng và lắp đặt những công trình có qui mô lớn, tiêu biểu như các công trình đường dây 500 kV Phú Mỹ – Nhà Bè – Phú Lâm, Plâycu – Phú Lâm, Plâycu – Thường Tín… TCty cũng mạnh dạn làm chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng có qui mô lớn, như dự án Nhà máy Xi măng Thái Nguyên, dự án đầu tư các nhà máy thuỷ điện tại Lào Cai, đồng Sin Quyền…
Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, với những kết quả đã đạt được, Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Mục tiêu của TCTy là phấn đấu trở thành một TCTy mạnh về hoạt động xây lắp công nghiệp, kết hợp kinh doanh đa ngành, trong đó có nhiều sản phẩm công nghiệp có qui mô lớn và có thương hiệu. Năm 2004, TCTy phấn đấu thực hiện TGTSL là 3.665 tỷ đồng, doanh thu đạt 2.954 tỷ đồng.
Để thực hiện được mục tiêu này, TCTy đã đưa 5 nhóm giải pháp cơ bản.
Thứ nhất, để mở rộng thị trường, TCty sẽ tích cực tham gia thầu và xin nhận thầu các công trình trọng điểm, đặc biệt quan tâm tới các dự án có qui mô lớn của Nhà nước, Bộ và ngành Công nghiệp; duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đầu tư xây dựng và vận hành với các đối tác trong và ngoài nước có tiềm lực về kỹ thuật và tài chính, để tập trung vào các dự án lớn, như: Thuỷ điện Sơn La, điện Phú Mỹ, điện đạm Cà Mau, nhiệt điện Cẩm Phả, Uông Bí, phân bón DAP Đình Vũ, bột giấy Thanh Hoá...
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện và phát huy phương thức, điều hành sản xuất, thi công, trên cơ sở thành lâp Ban Quản lý điều hành dự án trên các công trình vừa và lớn.
Thứ ba, về công tác đầu tư, tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả dự án xi măng Thái Nguyên; Khẩn trương triển khai thực hiện các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ; Tiếp tục đẩy nhanh các chương trình phối hợp đầu tư và xây lắp cơ sở hạ tầng KCN và đô thị để nhanh chóng đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; Thúc đẩy việc xây dựng dự án mới và nhanh chóng triển khai các dự án đầu tư thiết bị thi công lớn, chuyên ngành, các dự án chuyển đổi sản phẩm thay thế tấm lợp fibrô xi măng; Quy hoạch tập trung và đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất cơ khí, thiết bị phi tiêu chuẩn; Tiếp tục đầu tư mua sắm thiết bị dụng cụ, để tăng cường năng lực lắp máy, kiểm định chất lượng.
Thứ tư, khẩn trương thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và phương thức quản lý của TCTy và các đơn vị thành viên theo tinh thần Nghị quyết TW3, bảo đảm hoàn thành chương trình chuyển đổi đối với các đơn vị đã được xác định trong năm 2004.
Thứ năm, đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, công nhân chuyên ngành cơ khí, lắp máy, điện công nghiệp, thợ hàn cao áp; Đồng thời tuyển dụng bổ sưng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và điều hành dự án tập trung, dự án thầu chính, tổng thầu.
Ngày càng vươn tới những công trình có qui mô lớn
TCCT
Năm 2003, Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam đã đạt tổng giá trị sản lượng là 3.186 tỷ đồng, doanh thu đạt 2.632 tỷ đồng, khoảng gần 27% so với năm 2002. Nhiều công ty thành viên đã hoàn thành