Tôi làm việc theo lương tâm của người thợ

“Tôi đã có những năm tháng phục vụ trong quân đội, sau đó về làm việc tại Hợp tác xã xe đạp Hà Nội, được 2 năm tôi xin vào làm Công ty Xe máy - xe đạp Thống Nhất, khi đó mang tên Xí nghiệp Xe đạp Thốn

 Về đây từ năm 1986, lúc ấy có trong tay một chút kiến thức về ngành Xe đạp, nhờ những ngày làm ở Hợp tác xã. Về Công ty, anh đã may mắn được gặp những người thầy giỏi như thầy Han và nhiều thầy khác, nhận thấy anh học nghề chăm chỉ và sáng ý, họ đã truyền lại cho anh những bí quyết trong nghề. Một điều không thể thiếu đối với những người thợ chân chính đó là lòng đam mê công việc. Ngày đó, những người giỏi nghề như các thầy còn hiếm, mặc dù bấy giờ xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu, nhưng nghề sản xuất xe đạp vẫn hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta. Được các thầy tận tình truyền nghề, anh vô cùng cảm kích và mơ ước sẽ trở thành người thợ giỏi làm ra nhiều chiếc xe vừa bền, chắc lại có nhiều kiểu dáng. ¦ớc mơ của anh Cường đã trở thành hiện thực, nhờ lòng kiên trì và say mê học hỏi. Từ người công nhân chập chững bước vào nghề, anh đã trở thành thợ lắp ráp giỏi, nhiều lần được Công ty cử đi tham dự tại các Hội thi Luyện tay nghề, Thi thợ giỏi của Lixeha (lúc chưa giải thể) và đều đạt giải cao. Hiện nay, anh Cường đang là tổ trưởng tổ Lắp ráp 3, kiêm cán bộ công đoàn của phân xưởng. Là tổ trưởng, anh vẫn không ngừng rèn luỵện và phấn đấu để trở thành một cán bộ gương mẫu. Hàng ngày đi làm bằng xe buýt, nhưng anh chưa bao giờ đi muộn, cứ đúng 7 giờ sáng là anh đã có mặt ở công ty, sớm nửa tiếng. Mọi công việc đều được anh sắp xếp nhanh gọn, có khoa học nên đạt hiệu quả cao. Là cán bộ công đoàn, anh luôn quan tâm giúp đỡ anh em khi làm việc, nắm bắt những tâm tư tình cảm của mỗi người, ai khó khăn đều được anh tận tình giúp đỡ. Đối với những người công nhân mới vào nghề, anh luôn cố gắng truyền đạt những kiến thức đã tích luỹ được qua nhiều năm tháng, giúp họ có tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới.
 Từ khi làm tổ trưởng tổ Lắp ráp 3, tổ của anh Cường luôn đạt thành tích cao, hoàn thành tốt mọi công việc, nhiều năm liền đạt danh hiệu tổ Lao động xã hội chủ nghĩa. Là người hoà nhã, luôn giúp đỡ đồng nghiệp, anh được mọi người yêu mến.  Nói về anh Cường, anh Đỗ Huy Gốm - Quản đốc phân xưởng đã nhận xét anh là người có tâm huyết, có trách nhiệm với công việc, tiếp thu nhanh những công nghệ mới. Chẳng thế mà mỗi khi Công ty đầu tư cho phân xưởng thiết bị mới hoặc tiến hành cải tạo lắp đặt lại dây chuyền sản xuất, chỉ có anh là người được “chọn mặt gửi vàng”tham gia vận hành thử nghiệm. Gần đây, Công ty mới đầu tư một băng chuyền lắp ráp xe đạp hiện đại của Đài Loan. Sau khi máy được đem về phân xưởng lắp ráp xong, khâu tiếp
(Xem tiếp trang 37)

Tôi làm việc...
(Tiếp theo trang 35)
theo là vận hành, nhưng chưa ai biết sử dụng, thế là anh Cường lại xắn tay vào nghiên cứu. Tìm ra được cách vận hành rồi, anh lại được tín nhiệm giao đứng cuối băng chuyền với nhiệm vụ là người kiểm tra cuối cùng chất lượng sản phẩm.
Theo chân anh quản đốc đến bên chiếc băng chuyền, tôi mới cảm nhận hết không khí hối hả làm việc của các anh chị em công nhân. Những bàn tay thoăn thoắt, thuần thục lắp các bộ phận của chiếc xe đạp. Chỉ trong phút chốc, chiếc xe đạp đã được lắp hoàn chỉnh chuyển về cuối băng chuyền để anh Cường kiểm tra từng chiếc một. Tôi hỏi anh Cường: là người đứng cuối băng chuyền, trách nhiệm đặt lên vai rất nặng nề, vậy anh có “sợ” không? Anh mỉm cười, nói trong tiếng máy chạy ầm ầm: mình làm theo lương tâm của một người thợ, yêu nghề là chính. Tôi đã thấy ánh mắt anh sáng lên khi anh nói và tôi biết những lời nói đó xuất phát từ trái tim của người thợ sống bằng chính đôi tay, sức lực và trí tuệ của mình.

  • Tags: