Tòa soạn và Bạn đọc

Hỏi: Được biết, UBTV Quốc hội không thông qua Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Chính phủ sửa đổi và bổ sung. Xin Tòa soạn cho biết, nguyên nhân tại sao và ngành Thuế quan t
Trả lời: Câu hỏi của bạn của bạn rất hay và có 2 phần, chúng tôi xin trả lời như sau:
1 - Phần thứ nhất
 Ngày 25/12/2003, sau phần thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định không thông qua Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) với nhiều lý do xác đáng.
Theo tờ trình do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đọc trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ đã nêu lên 5 điểm bất cập của Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân hiện hành.
Thứ nhất, đối tượng nộp thuế và thu nhập nộp thuế còn hẹp.
Thứ hai, chưa có tiêu thức để phân biệt rõ ràng việc xác định thu nhập chịu thuế.
Thứ ba, biểu thuế thu nhập bất hợp lý (như áp dụng 2 biểu thuế cho người VN và người nước ngoài), mức điều tiết thuế của người VN quá cao.
Thứ tư, trong quản lý thuế chưa kiểm soát được hết các nguồn thu nhập của cá nhân.
Thứ năm, tên gọi của Pháp lệnh không còn phù hợp với điều kiện hiện nay.
Từ những lý do này, Chính phủ dự kiến trình UBTVQH sửa đổi Pháp lệnh theo hướng:
- Nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập từ  3 triệu đồng lên 4 triệu đồng;
- Bổ sung thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Bổ sung thu nhập từ lao động của người nước ngoài ở VN dưới 30 ngày trong năm tính thuế vào diện chịu thuế;
- Chuyển một số khoản thu nhập không thường xuyên (như nhuận bút, đề tài khoa học, giảng dạy, hoa hồng môi giới...) sang thu nhập thường xuyên áp dụng vào biểu thuế chung...
2. Phần thứ 2:
Tổng cục Thuế đề nghị các Cục thuế triển khai việc kiểm tra, thu thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng thuộc:
- Dự án của các tổ chức quốc tế;
- Trung tâm luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật;
- Lĩnh vực sự nghiệp có thu;
- Dự án sử dụng nguồn vốn ODA;
- Cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý là các quy định:
- Đối với dự án của các tổ chức quốc tế.
- Căn cứ Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 của UBTV Quốc hội về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì: Người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập trong việc thực hiện dự án phải nộp thuế TNCN, cụ thể là:
+ Cá nhân Việt Nam được tuyển dụng làm việc trong một thời gian hưởng lương tháng và cá nhân nước ngoài làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động hưởng lương tháng thì khoản thu nhập này phải chịu thuế thu nhập thường xuyên.
+ Cá nhân Việt Nam là chuyên gia làm việc tại các cơ quan Nhà nước có thu nhập do thực hiện các hợp đồng dịch vụ có tính chất nghiên cứu, tư vấn thì khoản thu nhập này phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên.
+ Cá nhân nước ngoài làm việc với tư cách nhà thầu độc lập, có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài thì thực hiện kê khai thuế theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
 Điều 4 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định: “Trong trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Pháp lệnh này về việc nộp thuế thu nhập thì áp dụng điều ước Quốc tế đó”. Vì vậy, dự án nào mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với tổ chức quốc tế có quy định Điều khoản miễn trừ thuế thu nhập cá nhân thì các cá nhân tham gia dự án đó không phải kê khai nộp thuế. Đối với trường hợp này, yêu cầu Ban quản lý dự án xuất trình tài liệu đề cập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân và Cục thuế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về Tổng cục Thuế.
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA:
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2000/TT-BTC ngày 5/6/200 trong đó đề cập về nghĩa vụ thuế đối với chuyên gia nước ngoài: Chỉ miễn thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài có xác nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện chương trình, dự án ODA, trong đó: nêu rõ họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu, thời hạn làm việc tại Việt Nam, số thu nhập được nhận, danh sách người thân đi kèm... Còn cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài là nhân viên quản lý hoặc nhà thầu đều phải kê khai nộp thuế thông qua cơ quan chi trả là các chủ dự án.
- Đối với cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam
Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thuế TNCN quy định đối với người nước ngoài nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên là đối tượng cư trú tại Việt Nam phải kê khai nộp thuế TNCN đối với số thu nhập phát sinh của 12 tháng. Để xác định thu nhập chịu thuế bình quân tháng phải căn cứ vào thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam; trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam mà không chứng minh được thì căn cứ vào thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để tính cho thời gian ở nước ngoài.
  • Tags: