Khi cây được cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu và ánh sáng, nước, CO2 chúng có thể tổng hợp toàn bộ các hợp chất cần thiết cho sự sinh trưởng bình thường.
Trong các dinh dưỡng khoáng thiết yếu, lân và các dinh dưỡng trung lượng có vai trò rất nổi trội với sức sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây trồng:
Lân (P2O5): Chất lân (P) cấu tạo phân từ cao năng ATP và có trong thành phần Protit, các axit amin, cấu tạo nên nhân tế bào, vì vậy đây là chất rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây.
Canxi (Ca): Cần thiết cho sự phân chia tế bào cây trồng được bình thường. Thêm vào đó canxi có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu ngoại cảnh bất thuận và một số loại sâu bệnh của cây trồng. Ca làm tăng PH đất, cải thiện môi trường sinh thái
Magiê (Mg): Là nhân của diệp lục tố (chất tạo màu xanh của lá cây) và giúp cho cây hút lân dễ dàng, đồng thời làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Đất nhẹ thường nghèo Mg và các loại đất bón phân super photphat nhiều năm thì hiện tượng thiếu Mg là phổ biến.
Silic (Si): Đối với đời sống của cây trồng, Si có ảnh hưởng lên sự tổng hợp lignin. Trong cây trồng, Si góp phần cấu tạo nên mọi thành mạch, bó, sợi: Vách tế bào của lớp biểu bì, ống mạch và sợi chứa nhiều silica (dạng được hydrate hóa nhiều). Trong lá, Si có trong biểu bì, bó mạch cùng với bao của bó mạch và cương mô. Trong bẹ lá và thân, Si chủ yếu có trong biểu bì phía ngoài, bó mạch và dọc theo vách tế bào nhu mô. Ngược lại với lá, Si được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của rễ.
Silica gel là dạng phổ biến nhất của Si trong cây, chiếm 90 - 95% Si tổng số trong cây. Ngoài ra: Si cũng hiện diện ở những dạng khác như Si trong nhựa cây ở dạng axit silic H4SiO4. Silic có thể được kết hợp với các thành phần của vách tế bào dạng silica hoặc có thể trong pectin. Một phần silica trong cây được liên kết chặt trong cấu trúc của cellulose và chỉ có thể tách rời được sau khi cellulose bị phân hủy. Sự liên kết giữa silica với cellulose trong các tế bào biểu bì lá như sau: trên lớp biểu bì là một lớp silica, kế đó ở bên ngoài là lớp cutin mỏng. Lớp kép này, lớp silica và lớp cutin, có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì, cũng như tác dụng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nấm bệnh.
Từ những năm 1960, các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới đã nghiên cứu về ảnh hưởng của si lích hòa tan đến sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận của cây trồng. Các chuyên gia Nhật Bản đã thử nghiệm về vai trò dinh dưỡng Si đến khả năng chịu hạn của cây trồng. Kết quả thực nghiệm so sánh 2 mức dinh dưỡng Si với nồng độ 0,2 và 0,8 mM silicon đối với các loại cây trong điều kiện không tưới, kết quả được thể hiện các ảnh sau:
Có thể thấy, mặc dù, Si không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sinh trưởng thực vật của phần lớn cây trồng nhưng Si rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại, đặc biệt là đối với các loại cây có hàm lượng Si trong cây cao như: lúa, ngô và mía. Si có ảnh hưởng tốt lên sự sinh trưởng và năng suất của cây nhờ vào tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước quá mức, tăng sức chống chịu của cây đối với nấm, sâu bệnh và giảm đổ ngã. Si đóng vai trò như một thành phần thuộc về cấu trúc ngăn chặn sự thoát hơi nước quá mức (Raven, 1983).
Trong tế bào được cung cấp đầy đủ Si, sự hao hụt nước canh tác giảm đi nhờ vào sự tích lũy silica trong biểu bì. Tốc độ thoát hơi nước nói chung chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng silica gel liên kết với cellulose trong vách tế bào biểu bì. Lớp silica gel dày hơn giúp hạn chế sự mất nước, trong khi vách tế bào biểu bì ít silica gel sẽ cho nước thoát ra nhanh hơn.
Đối với lúa và lúa mì với mức Si được cung cấp cao hơn thì các hệ số thoát hơi nước thấp hơn. Cây thiếu Si dễ bị héo, đặc biệt trong điều kiện độ ẩm thấp, điều này giúp giải thích cho sự gia tăng tích lũy Mn và các chất dinh dưỡng khoáng khác trong các bộ phận trên không của cây thiếu Si.
Silic có nhiều loại, nhiều nguồn khác nhau. Thông thường trong đất có hàm lượng Silic là thành phần chính từ 50-60% tùy loại đất. Hạt cát và một số loại đá cũng có Silic (đặc biệt cát có hàm lượng Silic rất cao 80-90%), trên thị trường phân bón hiện nay cũng có nhiều sản phẩm phân bón được quảng cáo có chứa Silic; nhưng quan trọng nhất là Silic đó ở dạng có hòa tan được hay không; và cây trồng có thể hấp thụ được hay không?
Thực tế, trong các loại phân bón hiện nay, duy nhất phân nung chảy văn Điển có dinh dưỡng Silic dễ tiêu với hàm lượng rất cao, SiO2 24-32%; sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây trồng sử dụng hữu hiệu trên 98% và tiêu thụ từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và môi trường bất thuận như khô hạn, úng ngập hay chua, mặn….
Trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp khó lường cùng với những dạng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên và kéo dài như: nóng dữ dội nhiều ngày, bão to, mưa lớn dồn dập, khô hạn kéo dài. Cùng với đó là việc tích trữ nước đầu nguồn gây hiện tượng khô hạn kéo dài, xâm mặn lấn sâu vào đất liền… gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Phân lân Văn Điển được nhiều nước trên thế giới và tổ chức Quôc tế đã xếp Lân Văn Điển là loại phân khoáng cho nông nghiệp thân thiện môi trường, là loại phân bón đa lượng, rất giàu dinh dưỡng trung, vi lượng, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe. Đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng Si dễ tiêu rất cao giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận. Đặc biệt với vai trò tăng khả năng chống chịu hạn của cây trồng, phân bón Văn Điển thích ứng với biến đổi khí hậu và rất phù hợp với canh tác nông sản sạch an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP.