Theo số liệu thống kê của các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, tổng diện tích trồng thanh long ở Việt Nam năm 2014 đạt hơn 35.000 ha, trong đó ở Bình Thuận, thanh long trở thành ngành trồng trọt mũi nhọn, xuất khẩu thanh long chiếm 1/3 GDP nông nghiệp tỉnh với 23.200 ha, Tiền Giang 4.052 ha, Tây Ninh, Long An có 5.916 ha và đang trồng ở Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Nội…
Thanh
long là cây đêm ngắn, cần có
ngày dài để phân hóa mầm hoa được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19 và trồng
thương mại từ năm 1980. Trong điều kiện vụ hè (từ tháng 4 đến tháng 9), thời
gian chiếu sáng trong ngày là dài (hay thời gian đêm ngắn) thích hợp cho thanh
long ra hoa. Nhưng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, thời gian chiếu sáng trong
ngày ở nước ta ngắn (hay thời gian đêm dài) nên cây không ra hoa được. Muốn
thanh long ra hoa cần sử dụng ánh sáng đèn thắp vào ban đêm sẽ có tác dụng phá
đêm dài thành đêm ngắn.
Đèn huỳnh quang compact Rạng Đông giúp điều khiển sinh trưởng của cây thanh long theo ý muốn
Trong chiếu sáng cho cây thanh long, bà con nông dân thường phải thắp đèn dây tóc công suất 60W (đèn tròn) liên tục 8-11 giờ/đêm. Tại Bình Thuận, với khoảng 18.000 ha thanh long ruột trắng đang cho thu hoạch để tránh ra quả ồ ạt cùng thời điểm, nông dân chiếu sáng luân phiên khoảng 30% diện tích (6.000 ha)/đợt, do đó tổng lượng điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng cây thanh long/vụ vào khoảng 201.960 MWh/vụ.
Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả điều khiển ra hoa trái vụ trên cây thanh long cần cải tiến hệ thống chiếu sáng nhằm giảm điện năng tiêu tốn, tránh tình trạng quá tải mạng lưới điện khi vào vụ. Xuất phát từ thực tiễn này, nhóm tác giả đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chiếu sáng chuyên dụng và xây dựng qui trình sử dụng hệ thống chiếu sáng chuyên dụng trong công nghiệp nhân giống và điều khiển ra hoa một số loại cây trồng với qui mô công nghiệp”, thu được kết quả khả quan.
Trong xử lý thanh long ra hoa trái vụ tùy vùng, tùy tình hình sinh trưởng của cây và tùy vào công suất của trạm biến áp, trong năm có thể chong nhiều đợt trong những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm năng suất và duy trì sức khỏe cho cây, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành xử lý tối đa 02 lần chiếu sáng/cây/năm.Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành cho biết, nhóm tác giả đã triển khai 3 phương án nghiên cứu nhằm đảm bảo đủ thời gian trong năm, gồm: Phương án chong đèn ngã tư (1.000 bóng) áp dụng vào đầu vụ tháng 8-9 và cuối vụ tháng 2-3; Phương án chong đèn ngã 2 (1.200 bóng) áp dụng vào vụ tháng 10-11; Phương án chong đèn ngã 2 + ngã 4 (1.800 bóng) áp dụng vào chính vụ tháng 12-2 lúc thời tiết lạnh.
Dùng đèn HQ compact Rạng Đông để điều khiển sinh trưởng thanh long giúp nâng cao năng suấtSau quá trình dày công nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm ra được loại đèn phù hợp yêu cầu đề tài là sản phẩm đèn huỳnh quang compact chuyên dụng CFL 20W NN-R có công suất tiêu thụ 20W, phổ ánh sáng tập trung ở vùng đỏ phù hợp với phổ hấp thụ của phytochrome – chất điều khiển sự ra hoa của cây, phù hợp kích thích ra hoa cây thanh long trái vụ, qua đó làm giảm điện năng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả điều khiển ra hoa trái vụ. Đèn có cấp bảo vệ IP65 chịu nước tốt, có khả năng chịu điều kiện nhiệt đới hóa bảo vệ cho đèn huỳnh quang sử dụng ngoài trời.Qua tính toán, có thể thấy, sử dụng đèn huỳnh quang CFL 20WNN R trong trồng cây thanh long giúp tiết kiệm 40-66% điện năng tiêu thụ so với đèn sợi đốt IL-60W. Loại đèn này cho số nụ tương đương so với đèn sợi đốt IL-60W và cao hơn so với đèn CFL - 20W vàng. Số tiền tiết kiệm được do giảm sản lượng điện từ 10.752.000đ đến 26.920.000 vnd/ha/năm.
Trong quá trình triển khai đề tài (từ 6/2016- 6/2017) tại các tỉnh, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã bán được 580.000 bóng đèn huỳnh quang compact chuyên dụng cho cây thanh long, góp phần phát triển vùng cây thanh long hiệu quả, bền vững tại các tỉnh phía Nam đất nước.