Bộ Công Thương hiện là một trong ba cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện đề án về an toàn thực phẩm. Với nhiều quy định chính sách được sửa đổi như cắt giảm hàng loạt kinh doanh thực phẩm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các hình thức tiên tiến.
Đồng thời, đổi mới chính sách công, kiến tạo phát triển doanh nghiệp, kinh doanh thực phẩm, nâng cao ý thức người dân, tạo môi trường thông thoáng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn thực phẩm, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu khai mạc hội nghịTrong nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan, tổ chức nhiều lớp tập huấn về an toàn thực phẩm. Trong đó, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại là một trong những đơn vị điển hình. Ông Nguyễn Trung Sơn – hiệu trưởng nhà trường hy vọng, các lớp tập huấn sẽ mang lại những kiến thức cấp thiết, nhằm nâng cao nhận thức cho tầng lớp cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm ngành Công Thương nói riêng.
Ông Nguyễn Trung Sơn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại hy vọng các buổi tập huấn sẽ mang lại những kiến thức bổ íchĐể công cuộc tuyền truyền về an toàn thực phẩm đi vào hiệu quả, không chỉ cần sự góp sức của cá nhân mà còn ở sự chung tay xây dựng của người dân cả nước - Bà Phạm Thị Hoà – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Hà Đông nhấn mạnh.
Bà Phạm Thị Hoà - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Hà Đông đề ra phương hướng để công cuộc tuyên truyền về an toàn thực phẩm đi vào hiệu quảVậy trách nhệm ở đâu? Các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải đặt địa vị vào người tiêu dùng để thực hiện, phát huy vai trò của mình. Mỗi người đứng đầu cần phải chịu trách nhiệm về công cuộc kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường quản lý chất lượng theo chuỗi, kiểm soát an toàn thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”, đảm bảo an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu để lưu thông phân phối đến tận tay người tiêu dùng.
ThS. Lâm Tuấn Hưng - Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại chia sẻ một số quy định chung về an toàn thực phẩmTheo ThS. Bùi Thị Xuân Hương – giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại, tại Việt Nam, nhãn hiệu của sản phẩm được bảo hộ bởi Cục Sở hữu Trí tuệ và các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thương hiệu lại được bảo hộ bởi niềm tin của người tiêu dùng thông qua chất lượng sản phẩm. Để thương hiệu tồn tại và được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải chú trọng, nâng cao về vấn đề chất lượng, đảm bảo cả hai yếu tố chất lượng về hương vị và chất lượng về an toàn.
ThS. Bùi Thị Xuân Hương - Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại và những câu chuyện xây dựng thương hiệu tiêu biểuTại hội nghị, những quy định mới theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP về những thay đổi về quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và Nghị định 08/2018/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh cũng đã được phổ biến chi tiết tới các công chức quản lý nhà nước và đối tượng kinh doanh thực phẩm.
ThS. Nguyễn Thị Bích Thuỷ - Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại phổ biến những quy định mới thay đổi về an toàn thực phẩm Những trao đổi xung quanh câu chuyện an toàn thực phẩm Buổi tập huấn cuốn hút người nghe bởi những kiến thức bổ ích