Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh, 44 cơ sở kể trên chỉ được hoạt động trở lại sau khi hoàn thành hệ thống xử lý nước thải theo phương án thiết kế đạt cột A, được cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu. Trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật.
Một góc nhà máy chế biến tinh bột sắn (ảnh mang tính minh họa)Được biết, trước đó UBND tỉnh Tây Ninh đã 2 lần cho gia hạn (lần thứ nhất đến cuối năm 2013, lần thứ hai đến tháng 6/2014) các cơ sở chế biến bột sắn trên địa bàn tỉnh phải có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu (loại A) mới được tiếp tục hoạt động. Nhưng qua kiểm tra thực tế, đến nay trong tổng số 101 cơ sở đang hoạt động, chỉ có 45 cơ sở chấp hành đúng quy định (có hệ thống xử lý nước thải đạt cột A), 12 cơ sở tự ngưng hoạt động và 44 cơ sở chưa xây dựng, hoặc đang xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải; trong đó có nhà máy công suất lớn từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên, lượng nước thải chưa xử lý hoàn chỉnh thải ra môi trường từ 1.000 đến 1.500 m3/ngày như: Công ty TNHH Tinh bột khoai mì Tây Ninh (xã Tân Bình, TP. Tây Ninh), Công ty TNHH Tapioca Việt Nam (xã Tân Phong, huyện Tân Biên), Công ty TNHH Toàn Năng (xã Suối Dây, huyện Tân Châu), Công ty TNHH Trường Thạnh (xã Suối Ngô, huyện Tân Châu)…Tây Ninh: Không bảo đảm về môi trường, 44 cơ sở bị tạm ngưng hoạt động
TCCT
Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đề nghị 44 cơ sở chế biến tinh bột sắn (khoai mì) và cao su trên địa bàn tạm ngưng hoạt