Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng Tư, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 190 tỷ USD,
tăng 1% so với tháng trước.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Mỹ kể từ đầu năm 2015 tới nay. Trong khi đó, tổng kim ngạch
nhập khẩu cùng kỳ giảm khá mạnh tới 3,3%, đạt 230,8 tỷ USD.
Như vậy, trong tháng Tư, cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ chỉ bị thâm hụt 40,9 tỷ USD, giảm 19,2% so
với mức thâm hụt 50,6 tỷ USD hồi tháng Ba.
Tháng Ba trở thành tháng có mức thâm hụt cán cân buôn bán cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua, chủ yếu
do cuộc đình công kéo dài của công nhân các hải cảng ở bờ Tây nước Mỹ.
Làn sóng đình công được giải quyết là nguyên nhân chính giúp khối lượng xuất khẩu trong tháng Tư
tăng đột biến.
Kim ngạch xuất khẩu tăng dẫn tới thâm hụt thương mại giảm là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2 nhiều khả năng đạt khoảng 2,5%, đáng lạc quan so với tốc độ
phát triển thất vọng -0,7% trong ba tháng đầu năm 2015.
Trong 4 tháng đầu năm, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ cao hơn khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2014.
Với đà này, các chuyên gia kinh tế dự báo, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2015 này có
thể chỉ cao hơn một chút so với mức thâm hụt 508,3 tỷ USD của năm 2014.
Nhập khẩu dầu giảm 6,8 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong vòng 13 năm qua, là một nguyên nhân làm cho
kim ngạch nhập khẩu trong tháng Tư giảm đột biến.
Khác với mức tăng hồi tháng Ba, kim ngạch thương mại của Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Trung Quốc trong tháng Tư giảm tới 15,2%, xuống 26,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm tới nay, mức thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc vẫn
tăng tổng cộng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Cùng ngày 3/6, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố báo cáo cho thấy trong tháng 4 và tháng
5, nền kinh tế Mỹ ghi nhận những dấu hiệu tích cực, dựa trên tốc độ tăng trưởng từ khiêm tốn đến
vừa phải tại hầu hết 12 quận của nước này.
Báo cáo của Fed chỉ rõ một trong những mảng sáng của kinh tế Mỹ thể hiện rõ qua hoạt động nhộn nhịp
trong buôn bán bất động sản và xây dựng. Trong khi đó, thị trường lao động lại ổn định và lương của
người lao động được cải thiện tại đa số các khu vực này.
Tuy nhiên, sự sụt giảm trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng tại Dallas và Philadelphia, hai khu vực tập trung nhiều cơ sở lọc dầu.
Cùng với sự tụt dốc trong ngành năng lượng, giá đồng USD mạnh cùng là nguyên nhân gây ra tốc độ
trưởng yếu ớt trong ngành lắp ráp.
Trước tình hình này, các nhà kinh tế tỏ ra thận trọng đối với triển vọng kinh tế Mỹ, cho rằng tác
động tiêu cực từ giá USD và ngành năng lượng có thể tiếp tục xấu hơn./.
Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm nhờ xuất khẩu tăng mạnh
TCCT
Trong một dấu hiệu phản ánh tốc độ phát triển khả quan hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngày 3/6, Bộ Thương mại Mỹ thông báo thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của nước này trong tháng Tư giảm mạnh