Ngoài ra, Trung tâm còn nghiên cứu mở thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở nắm thông tin thị trường để cung cấp, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, mở các chi nhánh, lập mạng lưới đại lý phân phói hàng hóa thị trường nội địa và ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xác định về năng lực du lịch của tỉnh để quảng bá, tham gia các chương trình, dự án phát triển du lịch; xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh du lịch kết hợp giới thiệu, hợp tác khai thác các lợi thế về lễ hội văn hóa, du lịch, tiềm năng thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.
Trước đó tháng 5/2012, Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch và tổ chức thành công chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Nhật Bản. Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản tổ chức 02 cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa tại Thủ đô Tokyo và thành phố Osaka; tổ chức 21 cuộc tiếp xúc với các tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính, các cơ quan liên quan như; Thống đốc chính quyền tỉnh Aichi, Thị trưởng thành phố Sakai, Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản vùng Kansai, cùng nhiều cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp khác.
Trên tinh thần hiểu biết, trải nghiệm thực tế đầu tư vào Thanh Hóa, đại diện Tập đoàn Marubeni - đơn vị thi công Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I và Tập đoàn Xi măng Taiheyo – đơn vị đầu tư Nhà máy Xi măng Nghi Sơn đều có chung nhận xét: Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện về giao thông, tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào, có Khu kinh tế Nghi Sơn gắn với cảng nước sâu là một trong những khu kinh tế có điều kiện nhất của Việt Nam cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời đánh giá cao sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong việc tháo gỡ khó khăn, giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ, Công ty Misuboshi MFG.
Ngoài ra, Thanh Hóa là một trong những tỉnh của Việt Nam có môi trường đầu tư được cải thiện nhanh nhất; năm 2011, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thực hiện) đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 20 bậc so với năm 2010. Hiện Thanh Hóa nằm trong tốp đầu của cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với 42 dự án, có tổng vốn trên 7,02 tỷ USD, trong đó đầu tư của Nhật Bản chiếm 96,7%, khoảng 6,84 tỷ USD.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 11,3%; năm 2011 đạt 12,3%, cao gấp 2 lần so với bình quân chung của cả nước; trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành được một số ngành công nghiệp quan trọng, như: Sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất giầy, hàng may mặc, sản xuất và lắp ráp ô tô... đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng xi măng, mía đường và đá ốp lát. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện. Văn hóa, xã hội có chuyển biến tiến bộ. Tình hình chính trị ổn định; an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện… sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tại Lễ công bố Quyết định, UBND tỉnh cũng trao quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Thu làm Giám đốc Trung Tâm.
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
TCCT
Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố Quyết định số 2628/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc