Thị trường, giá cả hàng công nghiệp 9 tháng

Khi giá tăng, lượng tiêu dùng co lại, phản ứng khách quan của thị trường cùng với điều hành vĩ mô của Nhà nước làm giảm dần chỉ số giá. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng và nhập siêu do ảnh hưởng của giá c

Thị trường trong nước : giá tăng, mức tiêu thụ co lại

Tháng 9, trước tình hình tiêu thụ trong nước đã “co lại”, khi tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy tăng cao, nhưng chủ yếu do giá cả tăng. Tốc độ tăng lượng tiêu dùng đã có xu hướng giảm dần sau mỗi tháng. Cụ thể: Tháng 1: 11,65%; 2 tháng: 14,89%; 3 tháng 11,02%; 4 tháng: 10,10%; 5 tháng: 8,91%; 6 tháng: 8,03%; 7 tháng: 6,57%; 8 tháng: 6,44%; 9 tháng: 5,98%.

Như vậy, trừ bốn tháng đầu năm tiếp tục tăng hai chữ số như mấy năm trước (năm 2001 tăng 10,2%, năm 2002 tăng 10,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 tăng 15,4%, năm 2007 tăng 13,3%, bình quân thời kỳ 2001- 2007 tăng 12,3%/năm), từ tháng 5 đến nay, tốc độ tăng giá bình quân đã giảm dần.

Nếu tính theo từng tháng, thì tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng: Tốc độ tăng giảm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ

 

Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, tính bình quân 9 tháng tăng 5,98%, trừ tháng 1, tháng 2 là hai tháng có Tết Dương lịch và Âm lịch tiếp tục tăng cao, còn từ tháng 3 trở đi đã tăng thấp, riêng tháng 7 giảm hơn so với các tháng khác.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình tiêu thụ trong nước. Đối với Việt Nam, với dân số đông (hiện đã đạt trên 86 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hàng năm vẫn còn tăng trên 1 triệu người), có mức tiêu dùng bình quân đầu người tuy còn thấp, nhưng có xu hướng tăng với tốc độ cao, đã có sức thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là động lực của tăng trưởng kinh tế cao. Song nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng sức ép lạm phát từ năm 2004, tăng cao trong năm 2007 và tăng cao hơn nữa trong những tháng đầu năm 2008.

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm xuống trong những tháng gần đây, đã góp phần làm hạ nhiệt vấn đề nóng nhất là lạm phát và hạ nhiệt vấn đề nóng thứ hai là nhập siêu. Nhưng cùng với việc giảm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP (năm 2007 lên tới 45,6%, 9 tháng năm 2008 còn 41,56%, trong đó so với cùng kỳ, khu vực Nhà nước chỉ tăng 8%, khu vực ngoài Nhà nước giảm 9,6%, chỉ có khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 165%), thì sự sút giảm tốc độ tăng của tiêu thụ trong nước trong mấy tháng gần đây làm giảm cầu ở trong nước và là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chậm lại (tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng của năm 2005 tăng 16,5%, của 2006 tăng 16,8%, của năm 2007 tăng 17,1%, còn của 2008 chỉ tăng 16%).

Đáng lưu ý, trong khi tốc độ tăng giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9 không tăng (riêng lương thực giảm 1,75%) đã làm cho sức mua có khả năng thanh toán của nông dân giảm mạnh thì bản thân giá một số sản phẩm công nghiệp ở trong nước cũng bị giảm theo, như giá nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,63%, phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,48%; giá một số sản phẩm công nghiệp khác cũng tăng thấp, như đồ uống và thuốc lá chỉ tăng 0,54%, may mặc, giày dép, mũ nón chỉ tăng 0,74%,… Tính bình quân 9 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 36,55%, thì giá các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác (gồm cả hàng công nghiệp và dịch vụ) chỉ tăng 12,42%, bằng gần một nửa tốc độ tăng giá chung.

Thị trường xuất nhập khẩu: Kim ngạch tăng do giá tăng

Về thị trường xuất khẩu, nếu những năm 80 của thế kỷ trước, hàng hoá của Việt Nam mới chỉ có mặt ở 40 nước, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ ba, thì từ năm 1995 đã lên tới 100, năm 2004 đã lên tới 200- tức là hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đáng chú ý, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ đó đã có 20 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch trên 500 triệu USD, trong đó có 12 đạt trên 1 tỷ USD, đứng đầu là Mỹ (10.089 triệu USD), tiếp đến là Nhật Bản (6.070 triệu USD), Australia (3.557 triệu USD), CHND Trung Hoa (3.357 triệu USD), Singapore (2.202 triệu USD), Cộng hoà Liên bang Đức (1.855 triệu USD), Vương Quốc Anh (1.431 triệu USD), Malaysia (1.390 triệu USD), Hàn Quốc (1.253 triệu USD), Hà Lan (1.182 triệu USD), Đài Loan (1.139 triệu USD), Indonesia (1.105 triệu USD). Có 8 nước khác đạt trên 500 triệu USD, trong đó có một số nước đang tiến đến vượt qua mốc 1 tỷ USD, như Campuchia, Philippines, Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp. Chỉ với 20 nước này đã có tổng kim ngạch đạt trên 42 tỷ USD, chiếm 86,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8,5 tỷ USD, tăng 17%; ASEAN 8,4 tỷ USD, tăng 42%, EU 7,8 tỷ USD, tăng 21%, Australia 3,5 tỷ USD, tăng 67%, Trung Quốc 3,3 tỷ USD, tăng 43%.

Các nước mà Việt Nam nhập khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã lên đến 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là CHND trung Hoa (12.502 triệu USD), Singapore (7.609 triệu USD), Đài Loan (6.917 triệu USD), Nhật Bản (6.178 triệu USD), Hàn Quốc (5.334 triệu USD), Thái Lan (3.737 triệu USD), Malaysia (2.290 triệu USD), Hồng Kông (1.941 triệu USD), Mỹ (1.700 triệu USD), ấn Độ (1.357 triệu USD), Indonesia (1.354 triệu USD), CHLB Đức (1.309 triệu USD), Pháp (1.155 triệu USD), Australia (1.059 triệu USD), Thuỵ Sỹ (1.016 triệu USD). Ngoài ra còn có 3 “đại gia” đạt từ 500 triệu USD. Chỉ tính 18 quốc gia và vùng lãnh thổ này, tổng kim ngạch mà Việt Nam nhập khẩu là 57,2 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong 9 tháng 2008, Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN 15,7 tỷ USD (chiếm 24,4% và tăng 70%), Trung Quốc 12 tỷ USD (chiếm 18,6%, tăng 44,6%), EU 4,1 tỷ USD (chiếm 6,4% và tăng 13,8%). Một số thị trường khác tuy thị phần không lớn, nhưng tốc độ tăng cao (Mỹ tăng 80%, Nhật Bản tăng 51%, Hàn Quốc tăng 50%, Đài Loan tăng 45%).

Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam nhập siêu ngày một lớn qua các năm.

Thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn  (từ 1 tỷ USD trở lên) trong năm 2007 là: CHND Trung Hoa (9.145 triệu USD), Đài Loan (5,778 triệu USD), Singapore (5.407 triệu USD), Hàn Quốc (4.081 triệu USD), Thái Lan (2.073 triệu USD), Hồng Kông (1.359 triệu USD), ấn Độ (1.177 triệu USD). Chỉ riêng 7 thị trường này, Việt Nam đã nhập siêu tới 29.650 triệu USD! Ngoài ra, còn có một số thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn như Malaysia, Pháp, Thuỵ Sỹ, Indonesia,… Năm 2008, mới qua 9 tháng, nhập siêu từ ASEAN đã lên đến 7,3 tỷ USD, từ CHND Trung Hoa đã lên đến 9,4 tỷ USD.

Thị trường mà Việt Nam có vị thế xuất siêu lớn (trên 1 tỷ USD) có Mỹ (8.389 triệu USD), Australia (2.489 triệu USD), Vương Quốc Anh (1.194 triệu USD). Ngoài 3 thị trường trên, còn có một số thị trường mà Việt Nam có vị thế xuất siêu khá, như Campuchia, Hà Lan, Tây Ban Nha, CHLB Đức, Bỉ,…

Nhập siêu từ những thị trường mà thiết bị kỹ thuật chưa phải là công nghệ nguồn, trong khi xuất siêu xa, xuất siêu đến các thị trường mà thiết bị kỹ thuật là công nghệ nguồn. Nói nôm na là mua gần, bán xa.

Về giá xuất, nhập khẩu cũng có một số điểm đáng lưu ý. Trong 9 tháng đầu năm 2008, giá tăng so với cùng kỳ năm trước (có thể tính được trực tiếp) có dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè. Chỉ với 8 mặt hàng này, giá tăng đã làm tăng 6.700 triệu USD.  Dầu thô 9 tháng giá tăng 67,6%, đã làm tăng 3.552 triệu USD, nên lượng xuất giảm 9,3%, nhưng kim ngạch vẫn tăng 3.013 triệu USD. Song, giá xuất khẩu đang giảm: 8 tháng là 878,7 USD/tấn, nhưng tháng 9 còn 787 USD/tấn và giá thế giới vẫn có xu hướng giảm. Về than đá, trong 9 tháng, dù lượng có giảm 27,7%, nhưng do giá xuất khẩu tăng 115,1%, nên kim ngạch vẫn tăng 407 triệu USD (giá tăng làm tăng 610 triệu USD).

Giá nhập khẩu 9 tháng qua tăng so với cùng kỳ năm trước (có thể tính được trực tiếp) có xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, sợi dệt, bông, lúa mỳ. Chỉ tính với 8 mặt hàng trên do giá tăng đã làm tăng 6572 triệu USD. Trong đó: Giá xăng dầu tăng 66%, đã làm tăng 3.878 triệu USD; nhưng giá xăng dầu nhập khẩu đang giảm (8 tháng giá bình quân 942,3 USD/tấn, tháng 9 còn 821 USD); Giá sắt thép tăng 31,5%, đã làm tăng 1.368 triệu USD; nhưng giá cũng đang có xu hướng giảm; Giá phân bón tăng 100%, đã làm cho kim ngạch tăng 645 triệu USD; Giá chất dẻo tăng 18,9%, làm tăng 371 triệu USD ; Giá giấy tăng 15,8%, làm tăng 78 triệu USD ; Giá sợi dệt tăng 12,2% làm tăng 66 triệu USD ; Giá bông tăng 25,1% làm tăng 69 triệu USD ; Giá lúa mỳ tăng 70,4% làm tăng 97 triệu USD.

Vấn đề đặt ra trong những tháng tới là giá đầu vào sẽ không tăng, thậm chí có thể giảm thì thị trường trong nước cũng có khả năng giảm nhẹ cỏc doanh nghiệp và nhà đầu tư cần tranh thủ thời điểm xuống giỏ, còn xuất khẩu thì cần mở rộng ra các thị trường khác như châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á,...