EGAT là Tổng công ty §iện lực ở Thái Lan, được thành lập vào năm 1969 từ ba nhà máy điện thuộc ba vùng khác nhau, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho toàn bộ quốc gia, thông qua hai đại diện phân phối chính- nhà máy phân phối điện cho các thành phố trung tâm (MEA) và nhà máy phân phối điện cho các tỉnh (PEA). Chính phủ Thái Lan độc quyền sở hữu Tổng công ty này.
1.Cấu trúc hệ thống điện tại Thái Lan:
Hệ thống điện ở Thái Lan gồm có hai phần chính, sản xuất và truyền dẫn điện. Chính phủ Thái lan luôn có chính sách bù lỗ cho các công ty sản xuất và truyền dẫn thuộc sở hữu nhà nước, mỗi khi doanh thu của các công ty này không đủ bù đắp được chi phí.
1.1 Sản xuất điện
Năm 2003, khoảng 65% sản lượng điện cung cấp cho cả nước được sản xuất từ các nhà máy của EGAT, với công suất là 18.000 MW. Khoảng 32% khác từ hợp đồng mua ®iÖn của các công ty tư nhân và các nhà máy ®iÖn của Lào. Những công ty sản xuất điện khác phần lớn là các nhà máy thuộc thành phần tư nhân, hoạt động dựa vào những hợp đồng với EGAT như Công Ty Công cộng sản xuất Điện của Thái Lan (EGCO), các nhà sản xuất năng lượng độc lập (IPPs) và các nhà sản xuất nhỏ (SPPs). EGAT đã có kế hoạch kết hợp với các công ty thuộc thành phần tư nhân để tăng thêm công suất khoảng 21.000 MW giữa năm 1999 và năm 2011 từ nhiều dự án. Những dự án này bao gồm: EGAT sẽ xây dựng một số nhà máy mới, 7 dự án được thực hiện bởi IPP (5.900 MW), 53 dự án do SPP thực hiện (2.000 MW) và mua từ những nhà sản xuất của các nước láng giềng. Với công suất tăng thêm này, tổng công suất điện của Thái lan sẽ tăng lên đến 39.400 MW, nhằm đáp ứng nhu cầu ở thời điểm cao nhất khoảng 22.000- 31.000 MW, giả sử tốc độ nhu cầu tăng trung bình là 4% vào năm 2001; 6,5 % vào năm 2006 và 6,65 % vào năm 2011.
1.2 Truyền dẫn điện
Hệ thống truyền dẫn điện của EGAT được kết nối và chia thành 5 mạng lưới theo vùng lµ mạng lưới điện thủ đô, mạng lưới điện trung tâm, mạng lưới điện vùng phía Bắc, mạng lưới điện vùng Tây- Bắc và mạng lưới điện phía Nam. Một vài mạng lưới được nối với các nước láng giềng như Lào và Malayxia. Điện áp của hệ thống truyền dẫn điện ở Thái lan bao gồm: 500, 230, 132, 115 và 69 KV.
2. Kế hoạch tư nhân hóa ngành điện
Những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng kế hoạch và thực hiện tư nhân hóa ngành §iện. Đặc biệt, do khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 khiến cho Chính phủ càng đẩy nhanh hơn quá trình tư nhân hóa và khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực này, nhằm hy vọng sẽ làm giảm những khoản nợ khổng lồ và tăng đầu tư của tư nhân. Rất nhiều đề xuất đã được đưa ra, nhằm cải tổ ngành §iện ở Thái Lan. Trong đó, trọng tâm nhất là đổi mới cơ cấu và thiết kế lại ngành §iện theo xu hướng thị trường hoá.
Tháng 9 năm 1998, sau khi đã đánh giá kỹ các vấn đề về kinh tế, chính trị và tư tưởng, Chính phủ Thái lan đã áp dụng kế hoạch tư nhân hóa (PMP) đối với các phần cấu trúc hạ tầng quốc gia, bao gồm viễn thông, giao thông, cung cấp nước và cung cấp điện.
Cơ cấu lại ngành §iện trong kế hoạch tư nhân hóa này được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1999 và giai đoạn cuối hoàn thành vào năm 2003. Kết quả của quá trình này là hình thành một thị trường bán bu«n trung gian giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. PMP dự tính rằng, các nhà sản xuất điện của EGAT sẽ được tư nhân hóa và chia thành các đơn vị kinh doanh khác nhau. Mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác cũng như với những tổ chức cá nhân mới gia nhập vào thị trường sản xuất điện. Quá trình tư nhân hóa cũng được đẩy mạnh ở cả hai khâu truyền dẫn và phân phối điện tại giai đoạn cuối. Tại thời điểm này, EGAT đã thành lập một công ty truyền dẫn và phân phối, có tên là “EGAT-T”. Công ty này hoạt động theo ph¬ng thøc tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn giữ một tỷ lệ cổ phần đủ lớn để duy trì quyền kiểm soát. Cũng như các nước phát triển khác, do những hạn chế về tư tưởng và chính trị, nên việc chuyển đổi quyền sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, giải pháp khả thi đối với quá trình tư nhân hóa ngành điện ở Thái Lan là phải hình thành các công ty cæ phần với tỷ lệ cổ phiếu phần lớn thuộc thành phần tư nhân. Các công ty này sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán như những công ty cổ phần khác. Thêm vào đó, để thúc đẩy quá trình tư nhân hóa ngành §iện, Chính phủ Thái Lan phải ban hành các chính sách liên quan đến việc tách biệt quyền kiểm soát với quyền sở hữu mạng lưới truyền dẫn và phân phối, giống như ở một số nước phương Tây.
1.1 Những kết quả tiến bộ
Hiện nay, ngành điện Thái Lan đã có những cải tiến đáng kể do những đổi mới về chính trị của những người đứng đầu ngành này. Những thay đổi này bao gồm các luật lệ và chính sách cơ bản về năng lượng từ Văn phòng Chính sách năng lượng quốc gia (NEPO) đến Văn phòng Kế hoạch và Chính Sách Năng Lượng (EPPO); Quyền tổ chức ngành điện được chuyển từ Văn phòng Chính phủ đến Bộ Năng lượng. Với những thay đổi này, việc hình thành thị trường điện đã được dịch chuyển ra ngoài kế hoạch tư nhân hóa ngành §iện, bao gồm kế hoạch hoàn thiện việc “cởi trói” những tài sản sản xuất điện của EGAT. Tuy nhiên, trọng tâm mới của các chính sách của chính phủ là xúc tiến các sản phẩm và dịch vụ địa phương để có thêm hy vọng các vấn đề hành chính sẽ được cải tiến, nhằm thúc đẩy quá trình thị trường hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn.
1.2. Trường hợp Nhà máy điện Ratchaburi
Nhà máy §iện ở Ratchaburi có công suất sản xuất điện lớn nhất của Thái Lan. Quá trình thực hiện tư nhân hóa của Nhà máy này bị phản đối rất mạnh mẽ từ Liên đoàn lao động của EGAT. Do vậy, Chính phủ Thái Lan đã có những thay đổi đáng kể trong viÖc tư nhân hóa ngành điện khi muốn đổi mới ngành này theo xu hướng thị trường hóa. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán vẫn chưa được ổn định và rủi ro cao sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng làm trở ng¹i quá trình tư nhân hóa ở đây. Thị trường chứng khoán yếu đã không tạo ra được sự hấp dẫn đối với việc bán các máy móc thiết bị sản xuất điện. Do đó, nếu giá bán thấp (thấp hơn giá gốc), thì Chính phủ sẽ phải bù lỗ, và kết quả là toàn bộ kế hoạch nhằm tạo ra một thị trường cho ngành điện sẽ bị chao đảo hoặc không thành công.
1.3. Những mối quan tâm chính
Những nhà tư vấn quốc tế cho rằng, EGAT nên duy trì một lượng vốn đủ lớn cả trong kinh doanh sản xuất điện và trong truyền dẫn - phân phối điện, nhưng đối với các nhà máy sản xuất điện không sử dụng hyđrô thì nên được tư nhân hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, EGAT có thể không từ bỏ những nhà máy sản xuất điện của nó hoàn toàn cho đến khi thị trường điện hoạt động hiệu quả như trong dự tính của PMP. Nhiều yếu tố liên quan, và cụ thể những áp lực về chính trị và xã hội đã gây khó khăn cho quá trình tư nhân hóa các nhà máy sản xuất điện vốn được đầu tư bởi những lượng vốn khổng lồ từ chính phủ. Những mối quan tâm khác là những “vấn đề thuộc cấu trúc”, giống như vấn đề đa sở hữu của hệ thống truyền dẫn và phân phối ®iÖn. Liệu chính phủ Thái Lan có chấp nhận chuyển quyền sở hữu hệ thống truyền t¶i và phân phối ®iÖn cho các doanh nghiệp sỡ hữu tư nhân không và tách biệt quyền kiểm soát của EGAT đối với các doanh nghiệp tư nhân này. Bởi vì, ở Thái Lan, giống như hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á, mạng lưíi truyền t¶i và phân phối điện đem lại nhiều lợi ích đối với sự an toàn của quốc gia..
1.4 Những vấn đề về quan hệ sở hữu
Quá trình cấu trúc lại cơ cấu ngành §iện ở Thái Lan làm nảy sinh hai vấn đề quan träng, liên quan đến quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Thứ nhất, xây dựng một cấu trúc kết hợp cả quyÒn sở hữu hệ thống truyền dẫn (TO) với quyền kiểm soát hệ thống này (ISO) hoặc tách rời chức năng của ISO và TO; Thứ hai, kết hợp hoặc tách rời TO từ EGAT (trong lĩnh vực sản xuất điện). Hai vấn đề này thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các nước đang phát triển
Hiện nay, EGAT đang sở hữu nhiều nhà máy sản xuất điện, mạng lưới truyền dẫn và phân phối khá lớn nhằm kiểm soát ngành §iện. Trên hình 1, ô (0) phản ánh điểm khởi đầu đối với sự thay đổi quan hệ sở hữu và tái cơ cấu quyền kiểm soát hệ thống ngành §iện. Tại điểm này, Chính phủ Thái Lan có hai con đường có thể lựa chọn: thứ nhất là (0)→(2)→(3) hoặc thứ hai là (0)→(1). Trong trường hợp thứ nhất, chính phủ Thái Lan sẽ dịch chuyển trạng thái hiện tại của EGAT từ (0), hoặc “EGAT bây giờ”, tới một cơ cấu mới chỉ có mỗi ISO. Nếu theo con đường này, Chính phủ Thái Lan sẽ hình thành các công ty liên doanh phân phối điện. Sau đó, họ sẽ tiếp tục tư nhân hóa các nhà máy sản xuất và truyền dẫn của EGAT. Cơ cấu mới của ngành §iện Thái Lan được biểu diễn như trong hình thứ hai. Cách tiếp cận này được đề xuất bởi các nhà tư vấn quốc tế. Tuy nhiên, nếu lựa chọn con đường thứ hai, tức là từ (0)® (1) như trong hình thứ nhất, thì Chính phủ Thái Lan sẽ tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát hệ thống truyền dẫn điện của EGAT (G), giữ quyền kiểm soát hệ thống truyền dẫn này cho một tổ chức Nhà nước. Những sự lựa chọn này có thể được tổng kết như sau:
Con đường thứ nhất (a): Quyền sở hữu hệ thống truyền dẫn sẽ được giữ lại với EGAT (G) hoặc quyền sở hữu hệ thống sẽ được tách rời (từng phần/ toàn bộ) từ EGAT (G) thông qua tư nhân hóa hệ thống truyền dẫn, chÝnh lµ con đường tõ (0)→(2)→(3). Trong trường hợp này, việc lựa chọn cơ cấu ngành điện theo kiểu ISO là rất cần thiết.
Con đường thứ hai (b): Quyền sở hữu hệ thống truyền dẫn sẽ được tách rời hợp pháp từ EGAT (G) thông qua việc hình thành một tổ chức hoạt động độc lập, có nhiệm vụ truyền dẫn điện trên phạm vi toàn quốc gia. Tổ chức này có thể bao gồm cả quyền së hữu và quyền kiểm soát hệ thống, tương ứng với con đường từ (0)→(1).
Trong trường hợp con đường thứ nhất (a) được lựa chọn, thì quyền vận hành hệ thống có thể là một thực thể cá thể (Mini-ISO+PX), như phản ánh trong hình 2. Thực thể này có nhiệm vụ quản lý hoạt động truyền dẫn và các dịch vụ phụ trợ, đồng thời thực hiện chức năng liên kết thị trường điện như Công ty Quản lý thị trường điện ở Victoria và Hệ thống nối kết PJM ở Mỹ.
Trong trường hợp thứ hai, quyền vận hành hệ thống tổng thể có thể được tách rời thành vận hành hệ thống truyền dẫn và trao đổi năng lượng (Micro-ISO+PX tách biệt) như phản ánh trong hình 3. Kiểu vận hành hệ thống này được áp dụng tại California.
1.5 Những đề xuất thay đổi
Để đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa ngành §iện, Chính phủ Thái Lan cÇn loại bỏ quyền sở hữu của EGAT trong phạm vi sản xuất điện và tạo ra một tổ chức độc lập làm nhiệm vụ truyền dẫn điện toàn bộ quốc gia. §ång thêi, chuyển các công ty cã chøc n¨ng t¬ng tù Nhµ m¸y §iÖn Ratchaburi thành các công ty cổ phần, những công ty này phải cạnh tranh bình đẳng trong thị trường điện. Khuyến khích thành phần tư nhân tham gia vào thị trường ngành điện, thông qua đầu tư vào các nhà máy mới, thay cho việc cố gắng dành quyền kiểm soát những nhà máy thuộc sở hữu nhà nước đang tồn tại. Đây được gọi là theo con đường lựa chọn thứ hai (lựa chọn b); lựa chọn từ 0 đến 1(0→1).