Thị trường may mặc Nhật Bản

3. Nhãn mác: 3.1. Các quy định bắt buộc: * Theo Luật Nhãn mác hàng tiêu dùng, nhãn mác hàng may mặc phải có các thông tin sau: - Thành phần sợi: Phải có tên và tỷ trọng các loại xơ có trong thàn

-    Các loại sản phẩm có sử dụng da tự nhiên hay da tổng hợp phải ghi rõ loại da theo các quy định của Luật Cấm đưa những thông tin sai lệch trong quảng cáo;

-    Tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người chịu trách nhiệm về nhãn mác sản phẩm.

* Ghi rõ xuất xứ của hàng hoá theo Luật Cấm đưa những thông tin sai lệch trong quảng cáo.

* Các ký hiệu chỉ rõ chất liệu làm bao bì theo quy định của Luật về Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

3.2. Các quy định không bắt buộc:

Các thông tin về kích cỡ hàng hoá được ghi theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (Luật JIS). Quy định chi tiết liên hệ tại:

• Japanese Standards Association TEL: 03-3583-8005 http://www.jsa.or.jp

Các quy định về nhãn mác hàng len và hàng tơ tằm có thể liên hệ tại:

• The Woolmark Company, Japan TEL: 03-5950-9371 http://www.woolmark.gr.jp

• The Japan Silk Association Inc., JSA TEL: 03-3215-1212 http://ns1.silk-center.or.jp

 

4. Thuế: Thuế nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản phụ thuộc vào loại sản phẩm, chất liệu hàng dệt, công nghệ hoàn tất bề mặt, thiết kế mẫu sản phẩm và nước xuất xứ.

Để được hưởng mức thuế ưu đãi, nhà nhập khẩu có thể liên hệ tại cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu (không bắt buộc đối với những lô hàng có tổng trị giá không quá 200.000 Yên). Quy định chi tiết có thể tham khảo tại Cục Thuế quan, Bộ Tài chính.

Các sản phẩm dệt thoi được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản và được xuất khẩu trở lại Nhật Bản  trong vòng một năm, kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định về hàng gia công, lắp ráp tương ứng với trị giá nguyên liệu nhập khẩu.

 

Về giá trị, tỷ trọng giữa nhập khẩu hàng dệt kim và dệt thoi là 42,6: 57,4. Các mặt hàng dệt-may dẫn đầu về nhập khẩu vào Nhật Bản là áo jersey và áo len dệt (18,3%), bộ complê nữ dệt thoi (15,3%), bộ complê nam dệt thoi (11,1%) và T-shirts (6,4%). Một số nhóm sản phẩm dệt-may có tỷ trọng không lớn, nhưng có xu hướng tăng là trang phục trẻ em dệt kim, đồ lót dệt kim, phụ trang dệt kim, áo blouse và cravat.

Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu hàng dệt thoi của Nhật Bản, nhưng thị phần hàng dệt thoi của các nước ASEAN có xu hướng giảm đi so với năm 2001, trong khi thị phần hàng dệt thoi của Italia và các nước EU khác tăng lên.

5. Đặc điểm sản phẩm:

Hàng may mặc nhập khẩu được chia làm 4 phân nhóm chính:

-    Các sản phẩm thời trang cao cấp: Các sản phẩm may mặc có mầu sắc, kiểu dáng thời trang, chất lượng cao, được nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ và châu Âu;

-    Các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu hiếm có ở Nhật Bản: Casơmia, len angora, len môhai và các loại len quý hiếm khác;

-    Các sản phẩm có hàm lượng lao động cao: Các sản phẩm thủ công nhập khẩu chủ yếu từ các nước có chi phí tiền lương thấp;

-    Các sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống.

Đặc điểm của các nước xuất khẩu:

* Trung Quốc: Với nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí tiền lương thấp và mức giá cạnh tranh, Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng. Hàng gia công cũng chiếm một phần khá lớn trong xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc. Các lĩnh vực sản xuất nguyên, phụ liệu ở Trung Quốc cũng khá phát triển, cho phép ngành may mặc Trung Quốc không phụ thuộc vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng chú ý phát triển công nghệ kiểm tra thành phẩm và đóng nhãn mác theo các tiêu chuẩn quốc tế.

* Hàn Quốc: Do hàng xuất khẩu của Hàn Quốc có thể vận chuyển trong ngày từ Pusan  tới Shimonoseki ở phía tây Nhật Bản, Hàn Quốc có ưu thế hơn các nước khác về chi phí và thời hạn vận chuyển. Tuy nhiên, chi phí tiền lương và tỷ giá đồng won cao, đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Hàn Quốc. Vì vậy, Hàn Quốc đã chuyển từ xuất khẩu hàng dệt-may sản xuất đại trà sang các loại sản phẩm có phẩm cấp trung bình.

* Đài Loan: Xuất khẩu hàng dêt-may của Đài Loan đã giảm đi trong những năm gần đây do chi phí sản xuất cao, buộc nước này chuyển sang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có công nghệ và trị giá gia tăng cao.

* Hồng Kông: Hồng Kông thường nhập các sản phẩm dêt-may chưa hoàn tất từ Trung Quốc để hoàn tất và xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm dệt kim và thời trang cao cấp.

* Các nước ASEAN: Từ giữa thập kỷ 80, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và các nước NICs sang Nhật Bản giảm đi và thay vào đó, Nhật Bản tăng cường nhập khẩu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Inđônêxia và Philippin. Tuy nhiên, xuất khẩu của các nước này cũng phải đương đầu với sức ép cạnh tranh của hàng may mặc Trung Quốc. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng trở lại trong những năm gần đây. Mặc dù các nước ASEAN vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề như nguồn nguyên liệu, công nghệ và lao động, nhưng xuất khẩu hàng dệt-may của các nước này sang Nhật Bản có triển vọng tiếp tục tăng trong những năm tới.

* EU: So với các nước châu á, EU kém cạnh tranh hơn về chi phí vận chuyển và giá sản phẩm. Tuy nhiên, các nước EU chiếm vị trí vững chắc trên thị trường Nhật Bản với các sản phẩm dệt-may cao cấp. Từ cuối thập niên 80, nhiều sản phẩm thời trang cao cấp mang thương hiệu của các nước EU được sản xuất tại Nhật Bản theo li xăng của các công ty này hơn là nhập khẩu từ các nước EU.

* Hoa Kỳ: Nhập khẩu hàng may mặc từ Hoa Kỳ đã tăng mạnh từ cuối những năm 1980, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất sang Nhật Bản. Nhật Bản nhập khẩu từ Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm thời trang và hàng may sẵn chất lượng cao, trong đó hàng cotton chiếm một tỷ lệ khá lớn.

 

6. Kênh phân phối và tập quán kinh doanh:

6.1. Thị trường nội địa:

Sau một thời gian sa sút vì xu hướng giảm giá của hàng dệt may, các công ty kinh doanh hàng may mặc đã chuyển dần sang đáp ứng các nhu cầu cá biệt của người tiêu dùng với hệ thống "đáp ứng nhanh" (QRS). Cùng với xu hướng này là sự phát triển của các nhà bán lẻ hàng may mặc kinh doanh với thương hiệu riêng (SPA), bắt đầu là các SPA nước ngoài và sau đó là các SPA của Nhật Bản.

Sự phát triển nhanh chóng của các SPA với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu độc đáo về trang phục đã dẫn tới sự phân cực rõ rệt trên thị trường hàng may mặc Nhật Bản. Tỷ trọng hàng may mặc sản xuất đại trà, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và tỷ trọng hàng thời trang cao cấp tăng lên, trong khi các sản phẩm may mặc có chất lượng và mức giá trung bình giảm mạnh trong những năm gần đây.

6.2. Kênh phân phối:

Các nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản thường thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm, sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc của họ với thương hiệu riêng. Nhiều nhà sản xuất còn có chức năng bán buôn, cung cấp hàng trực tiếp cho hệ thống bán lẻ. Một số nhà sản xuất lớn có các cửa hàng riêng tại các trung tâm thương mại.

Như trên đã đề cập, hàng nhập khẩu từ các công ty của Nhật Bản tại nước ngoài, trong đó có Trung Quốc và Đông Nam á, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng nhập khẩu vào Nhật Bản. Ngoài các cơ sở sản xuất tại các nước có chi phí sản xuất thấp này, các công ty Nhật Bản còn có các cơ sở sản xuất tại các nước châu Âu để tiếp cận với xu hưóng thòi trang cao cấp và công nghệ thiết kế sản phẩm thời trang tại đây. Xuất khẩu của các công ty này sang Nhật Bản cũng chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Hàng nhập khẩu từ các nước phương Tây thường được phân phối qua các nhà sản xuất nội địa hoặc các công ty thương mại tổng hợp hoặc chuyên doanh nước ngoài tới các công ty bán buôn và bán lẻ Nhật Bản, hoặc có thể qua các công ty thương mại của Nhật Bản tại nước ngoài. Trong trường hợp việc phân phối được thực hiện qua các công ty hay chi nhánh công ty của Nhật Bản tại nước ngoài, hàng hoá được đưa tới các nhà sản xuất Nhật Bản hoặc đưa tới các nhà bán lẻ qua các công ty mẹ tại Nhật Bản. Một số nhà bán buôn lớn có quan hệ buôn bán trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài.

 

7.3. Các yếu tố cần biết khi tiếp cận thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản có thị trường may mặc đã bão hòa với mức giá rẻ, không phải là yếu tố có thể cạnh tranh được trên thị trường này. Các nhà sản xuất cần phải thiết lập được uy tín của thương hiệu trên thị trường này. Người tiêu dùng Nhật Bản rất chú ý đến nguyên liệu, kỹ thuật may và kiểu dáng sản phẩm. Để có thể thành công trên thị trường này, nhà xuất khẩu cần lưu ý tới các đặc điểm sau:

-          Chú ý tới thời hạn giao hàng, đặc biệt là những mặt hàng mang tính thời vụ cao.

-          Các đơn đặt hàng thường có khối lượng nhỏ hơn so với các lô hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu.

Kiểm tra chất lượng rất chặt chẽ. Nếu như kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc ở Hoa Kỳ và châu Âu thường chú ý tới hình thức của sản phẩm, thì người Nhật Bản kiểm tra rất kỹ đường may và các chi tiết của sản phẩm. Hàng lỗi thường bị trả lại ngay cả khi nó không ảnh hưởng tới việc sử dụng sản phẩm.
  • Tags: