“Công nghệ” làm mỹ phẩm
Qua lời mời chào - “mỹ phẩm 100% từ thiên nhiên, được bào chế từ các thành phần tự nhiên” đăng trên mạng xã hội và trao đổi “ngọt như mía lùi” với PV thì “lò’ sản xuất này sẽ làm tất cả các loại mỹ phẩm (sữa tắm trắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, kem nở ngực, son hàng hiệu,...) Fake (giả) theo mẫu yêu cầu – cả những hãng nổi tiếng và giá thành “siêu rẻ - siêu lợi nhuân” đối với khách sỉ (khách lấy hàng với số lượng nhiều).
"Nhà sản xuất" đảm bảo chất lượng sản phẩmLần theo địa chỉ được giới thiệu, nhóm phóng viên (PV) tiếp cận “lò” sản xuất mỹ phẩm tại hẻm 638, đường Lê Trọng Tấn (quận Bình Tân – TP. HCM) - được giới thiệu “chuyên sỉ mỹ phẩm thiên nhiên”. Theo quan sát, nguyên liệu làm (hóa chất) mỹ phẩm và mỹ phẩm thành phẩm đựng trong xô, thùng... đặt ngổn ngang tại xưởng, được cân kí và đóng gói vào từng can, bịch... để xuất cho các mối sỉ - lẻ. Tại đây, một nhà máy luôn trong tình trạng “kín cổng cao tường” nhưng “giao thương” tấp nập (khoảng 5 phút lại có chuyến hàng ra vô).
"Lò"sản xuất (X) luôn trong tình trạng cửa đóng then càiChị NH (người dân sống cạnh “lò”) cho biết, xưởng đó không bao giờ mở cửa, nhưng thấy nhiều người đến đây xách từng “bịch”, can... màu xanh, đỏ vào ra liên tục. “Nơi đây là xưởng chuyên gia công các loại mỹ phẩm, nhưng rất ít người biết”, chị NH cho biết thêm.
Hậu quả nhãn tiền
Với những nguyên liệu và cách giao thương những loại mỹ phẩm trên, không những hậu quả về dung nhan nhìn thấy ngay trước mắt mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của người sử dụng. Điệp khúc “Biết rồi, khổ lắm nói mãi” luôn được một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng sử dụng khi được tư vấn cách lựa mỹ phẩm làm đẹp, hay nhận biết hàng giả, hoặc hậu quả về nhan sắc cũng như sức khỏe khi dùng những sản phẩm kém chất lượng trên.
Tại trang cá nhân TH trên mạng xã hội chia sẻ, tình trạng hủy hoại nhan sắc do sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên, sau thời gian ngắn sưt dụng thì lớp da “xuống cấp” trầm trọng, nổi mụn, mẫn đỏ, dị ứng, thậm chí còn khô rát, bong tróc,... Một trường hợp khác là chị N.T.V (thường trú tại Hóc Môn – TP. HCM) cũng phải điều trị triệu chứng ngứa, nổi mẩn,… suốt 1 tháng qua do sử dụng kem trị thâm nám. Theo lời chị: “Khi mới sử dụng, tôi rất hài lòng nhưng nửa tháng sau, da của tôi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ngứa, bong tróc nên phải tìm đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận tôi bị dị ứng rất nặng, hiện chi phí uống thuốc mỗi tuần tiêu tốn cả triệu đồng”.
Tương tự, chị V.T.H (27 tuổi), ở Quận 9 – TP. HCM vì tin tưởng vào các quảng cáo trên mạng mà mua mỹ phẩm trôi nổi với giá không hề rẻ về sử dụng. Trắng đẹp da chưa thấy đâu, tiền mất, tật mang, da chị nổi mẩn đỏ, bong vảy, và chi chít mụn. “Thấy một trang mạng giới thiệu một loại kem với quảng cáo là bôi vào sẽ hết nổi mẩn đỏ, hết ngứa và có tác dụng dưỡng da, trắng mịn da nên em đặt mua ngay, dù không rõ xuất xứ (giá 900 nghìn đồng/ hộp). Sau khi bôi liên tục trong 1 tuần, da em không mịn mà tình trạng càng nặng nề hơn..., chị H vừa xoa mặt vừa kể lại.
Để những sản phẩm mỹ nhái, giả,... nói trên không còn “đất sống”. Thiết nghĩ, ngoài sự vào cuộc của các bên liên quan thì người tiêu dùng nên tự trang bị cho mình những kiến thức về mỹ phẩm.