Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China) có diện tích: 9,6 triệu km2, nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông nam của đại lục á - Âu, phía Đông và giữa châu á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía Tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
- Dân số: hơn 1,3 tỷ người, bao gồm nhiều dân tộc, trong đó, dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50 - 60% diện tích toàn quốc). Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
- Hành chính: Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh.
- Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
Quan hệ hợp tác Việt – Trung:
Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký 49 hiệp định và 25 các văn kiện khác ở cấp nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn từ cấp lãnh đạo các bộ, ngành ở trung ương và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Quan hệ giao lưu giữa các tỉnh biên giới của hai nước cũng được tăng cường hơn. Đặc biệt là giữa Lào Cai và Vân Nam đã khai thông được nhiều vướng mắc về giao thông, thông quan vận chuyển hàng hoá.
Quan hệ kinh tế thương mại có bước đột phá. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2005, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 8,739 tỷ USD (xuất khẩu đạt 2,96 tỷ USD; nhập khẩu đạt 5,77 tỷ USD). Hai bên nhất trí nỗ lực hoàn thành trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 10 t? USD vào năm 2010 (trong 1 - 2 năm tới). Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Trung ch? chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc, trong khi chiếm hơn 12% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam; đáng chú ý là từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu t? Trung Quốc với mức tăng rõ rệt (tốc độ tăng xuất khẩu giai đoạn 2001-2004 là 15,5%, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu là 33,5%; Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng. Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án lớn, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng, điện tử, giao thông v.v... Tính đến cuối năm 2005, tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam là 739 triệu USD với 357 dự án, đứng thứ 16 trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Những qui định và thủ tục nhập khẩu của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc thực hiện cải cách ngoại thương theo đường lối xây dựng hệ thống ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chính quyền trung ương đã phân cấp nhiều hơn các quyền về ngoại thương và trao nhiều quyền xuất – nhập khẩu cho các doanh nghiệp hơn. Để gia nhập WTO và đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cải cách kinh tế. Những biện pháp mà Trung Quốc sử dụng bao gồm giảm số lượng các sản phẩm phải xin giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu, tăng mức tính minh bạch của các quy định nhập khẩu, ngừng áp dụng danh sách hàng thay thế nhập khẩu, bỏ thuế điều tiết nhập khẩu, và trao quyền xuất – nhập khẩu cho nhiều doanh nghiệp hơn. Nhìn chung, các hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc đã dần dần được nới lỏng hơn. Trung Quốc sử dụng các biện pháp thuế và phi thuế để điều tiết việc nhập khẩu. Các loại thuế được áp dụng bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ; các biện pháp phi thuế bao gồm giấy phép nhập khẩu, kiểm soát hạn ngạch, danh sách hàng nhập khẩu hạn chế, v.v… Trung Quốc có biểu thuế được phân làm hai cột: thuế suất ưu đãi và thuế suất chung. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các sản phẩm từ Hồng Kông, Đài Loan, và các nước khác mà đã có hiệp định áp dụng thuế suất ưu đãi song phương hoặc các hiệp ước thương mại với Trung Quốc; thuế suất chung được áp dụng cho các nước khác. Nói chung, thuế suất đối với các nguyên liệu và hàng cung ứng công nghiệp tương đối thấp (hầu hết là dưới 20%) trong khi thuế suất đối với các hàng hoá tiêu dùng khác vẫn cao, hầu hết vào khoảng 20-25%, và đôi khi là 100% đối với một số hàng hoá xa xỉ được chọn lựa khác. Theo những quy định thuế nhập khẩu hiện nay, giá CIF của hàng nhập khẩu được sử dụng làm cơ sở để tính toàn giá trị phải đánh thuế của hàng hoá. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1.7.1997, Trung Quốc đã áp dụng thuế suất theo lượng đối với bia, dầu thô và một số loại phim chụp ảnh có phủ lớp nhạy sáng, đã áp dụng thuế hỗn hợp đối với máy thu băng video và máy quay video. Thuế theo giá được tính bằng cách nhân số đơn vị hàng nhập khẩu với lượng thuế phải trả trên một đơn vị. Thuế hỗn hợp kết hợp giữa thuế theo giá và thuế theo lượng. Theo biểu thuế suất lưu động, giá của hàng nhập khẩu càng cao, thuế suất của hàng đó càng thấp và ngược lại. Tõ ngày 1.1.1999, thuế suất của 1.014 mặt hàng bị đánh thuế, bao gồm hàng dệt, đồ chơi và các sản phẩm lâm nghiệp đã bị giảm đi 8-7%. Thuế suất trung bình sẽ bị giảm xuống 10% cho đến năm 2005.
Bắt đầu từ 1.1.1995, thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đã được áp dụng cho 20 hàng hoá không tính tới hình thức thương mại, vị trí địa lý hoặc đơn vị nhập khẩu (có nghĩa là hàng hoá do doanh nghiệp hay cá nhân nhập khẩu). 20 hàng hoá đó là: máy tivi, máy quay video, máy thu băng video, đầu video, hệ thống hifi, máy điều hoà, máy giặt, máy quay, máy phôtô, tổng đài điện thoại được lập trình, máy vi tính, điện thoại, máy nhắn tin sử dụng sóng radio, máy fax, máy tính điện tử, máy chữ và máy xử lý chữ, đồ gỗ, hệ thống đèn cố định và thực phẩm. Tương tự, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện và các doanh nghiệp hoạt động ở các khu chế biến mở trước đây đã được phép nhập khẩu các thiết bị văn phòng miễn phí, nay sẽ không được miễn thuế không tính tới vị trí hoạt động của các doanh nghiệp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các quy định hải quan của Trung Quốc cho phép ngừng áp dụng thuế đối với hàng nhập khẩu bị lưu kho hải quan. Các hàng hoá có thể được lưu kho trong vòng một năm, và quy định trên có thể cho phép kéo dài thời gian lưu kho thêm một năm nữa, đến cuối năm đó hàng hoá sẽ phải tái xuất khẩu hoặc sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu và phải chịu thuế nhập khẩu. Hàng hoá cần nhập khẩu được phép vào khu vực kho hải quan mà không cần có giấy phép này, tuy nhiên, nếu hàng hoá được chuyển ra khỏi khu vực kho hải quan, phải có giấy phép này và phải trình để kiểm tra. Các nguyên liệu các bộ phận và các phụ kiện đi kèm, các thiết bị được doanh nghiệp nhập khẩu với mục đích sản xuất nằm trong khu vực kho hải quan được miễn thuế nhập khẩu và VAT.
Theo luật thuế Trung Quốc, những hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ phải chịu thuế VAT (nếu không được miễn) và thuế nhập khẩu. Tỷ lệ VAT cơ sở là 17%, được tính dựa trên tổng giá trị hàng nhập khẩu. Việc bán và nhập khẩu các hàng hoá sau được quy định chịu mức thuế cố định 13%: Lương thực và dầu ăn thực vật; nước uống, khí sưởi, khí tự nhiên, khí than, khí xăng hoá lỏng, v.v… Sách, báo và tạp chí; Thức ăn gia súc, phân hoá học, thuốc trừ sâu, các máy móc nông nghiệp và tấm phủ bằng plastic dành cho nông nghiệp. Ngoài ra, 11 nhóm hàng hoá phải chịu thuế tiêu thụ khi được nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm: thuốc lá, rượu, hàng mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc tóc và da, đồ trang sức, pháo và pháo hoa, xăng, dầu điêzen, lốp xe gắn máy, xe máy và các xe gắn máy nhỏ. Thuế suất từ 3% đến 45%. “Các biện pháp giám sát hàng nhập khẩu phục vụ triển lãm của hải quan Trung Quốc” được sửa đổi có hiệu lực từ 1.4.1997. Theo các biện pháp mới, hàng nhập khẩu vào Trung Quốc để triển lãm sẽ phải xuất khẩu trở lại trong vòng 6 tháng sau khi được nhập khẩu, thay vì 3 tháng kể từ ngày kết thúc triển lãm như quy định trước đây. Danh sách chi tiết các hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu trong khi triển lãm, cũng như những chi tiết kỹ thuật, tác dụng và tính chất của các hàng hoá này cũng được nêu rõ. Nếu nhập khẩu vượt quá hạn chế cho phép hay chậm xuất khẩu trở lại sẽ bị đánh thuế theo luật định.
Đối với các biện pháp phi thuế, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống cấp giấy phép cho hàng xuất - nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu do các ban thuộc Chính phủ cấp: Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước, Bộ Hợp tác kinh tế và Ngoại thương (MOFTEC) và Vụ Xuất - Nhập khẩu hàng điện tử và máy móc. Các công ty có quyền xuất - nhập khẩu (bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ phải được các cơ quan này đồng ý trước khi xin giấy phép của MOFTEC, Văn phòng đại diện đặc biệt hoặc các chi nhánh ở địa phương của MOFTEC. Từ 1/6/1997, Trung Quốc đã giảm số nhóm sản phẩm cần giấy phép nhập khẩu xuống còn 35, đưa tổng số mặt hàng chịu thuế lên 374. Bên cạnh thuế nhập khẩu, Trung Quốc cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch quốc tế chung để kiểm soát lượng hàng nhập khẩu. Kết quả, một số hàng nhập khẩu vào Trung Quốc vừa phải có giấy phép vừa chịu sự kiểm soát bằng hạn ngạch. Hàng nhập khẩu vào Trung Quốc được phân thành hai nhóm chính, nhóm sản phẩm máy móc và điện tử; nhóm hàng hoá chung (đó là các sản phẩm không phải là máy móc và điện tử). Có hai cÊp trong hệ thống quản lý hạn ngạch của Trung Quốc, đó là Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước có trách nhiệm về hạn ngạch nhập khẩu đối với nhóm hàng hoá chung và MOFTEC có trách nhiệm về hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm điện tử và máy móc cũng như hạn ngạch xuất khẩu. Trước đây, Trung Quốc thường áp đặt hệ thống hạn ngạch nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng hoá chung và 18 nhóm sản phẩm điện tử và máy móc. Nhưng hiện nay, số lượng hàng hoá chung đã giảm xuống còn 13 trong khi các sản phẩm điện tử và máy móc chỉ còn 15. Để nâng cao thêm sức mạnh kiểm soát vĩ mô đối với các hàng hoá quan trọng, giám sát việc nhập khẩu với số lượng lớn các hàng hoá nhạy cảm và các nguyên liệu được chọn lựa, Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước đã đưa ra hệ thống đăng ký nhập khẩu tự nguyện đối với 14 nhóm hàng hoá. Các nhóm hàng hoá đó là ngũ cốc, dầu thực vật, rượu, dầu thô, amiăng, các vật liệu bằng plastit, cao su nhân tạo, vải bằng sợi nhân tạo, sắt thanh, kim loại sắt và kim loại màu (đồng và nhôm). Để nhập khẩu 14 nhóm hàng hoá này, nhà nhập khẩu phải điền vào Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu hàng hoá đặc biệt. Khi nhà nhập khẩu trình Giấy chứng nhận này, hải quan sẽ kiểm tra và cho giải phóng hàng.
Trước đây, hoạt động xuất – nhập khẩu của Trung Quốc được thực hiện theo kế hoạch quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, thị phần thương mại của khu vực lập kế hoạch chung trong tổng thương mại của Trung Quốc đã giảm đi đáng kể. Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì việc kiểm soát đối với việc nhập khẩu với số lượng lớn các nguyên liệu nhạy cảm về giá và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước cũng như cuộc sống của nhân dân, thường bị độc quyền trên thị trường quốc tế. Các hàng hoá thuộc danh sách này có thể do các công ty thương mại (FTC) được Nhà nước đồng ý nhập khẩu và các doanh nghiệp muốn nhập khẩu các hàng hoá này có thể chỉ định các FTC làm đại lý của mình. Các hàng hoá không thuộc danh sách này được các doanh nghiệp có quyền xuất – nhập khẩu xử lý trong phạm vi kinh doanh của họ. Danh sách các hàng hoá chịu sự kiểm soát nhập khẩu bao gồm 13 mặt hàng: lúa mỳ, dầu thô, các sản phẩm lọc dầu, phân bón hoá học, cao su, dầu thô, sắt, gỗ dán, len, bông, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, đường và dầu thực vật. Ngoài ra, năm nhóm nguyên liệu có thể được tái sinh – sắt, đồng, nhôm, giấy, plastic phế liệu – có thể được phép nhập khẩu nếu được đồng ý.
Hiện tại, Trung Quốc chủ yếu thực hiện các biện pháp pháp luật và kinh tế để duy trì cán cân thanh toán quốc tế, chỉ áp đặt kiểm soát bằng hạn ngạch chung cho một số ít nhóm sản phẩm hàng nhập khẩu với số lượng lớn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước và cuộc sống của nhân dân. Chính phủ cũng điều chỉnh thuế để phù hợp với chính sách công nghiệp, khuyến khích và hạn chế việc nhập khẩu công nghệ và các thiết bị liên quan đến năng lượng và vận tải, các công nghệ mới và các thiết bị, bộ phận và phần đi kèm quan trọng có liên quan; công nghệ và các thiết bị nông nghiệp đang được khuyến khích và được điều tiết bằng các biện pháp kiểm soát tín dụng do Ngân hàng Xuất – nhập khẩu của Trung Quốc thực hiện. Nhìn chung Trung Quốc không khuyến khích việc nhập khẩu các hàng hoá tiêu dùng xa xỉ. Một số máy móc và thiết bị lớn có thể được nhập khẩu theo những thông lệ quốc tế chung.
Các quy chế điều hành xuất khẩu của Trung Quốc
A. Hàng cấm nhập khẩu:
1. Các loại vũ khí chất nổ, vật gây sát thương
2. Tiền giả và các giấy tờ giả mạo có giá trị
3. Tài liệu, phim ảnh, băng đĩa, văn hóa phẩm có hại cho chính trị kinh tế và văn hóa đạo đức của Trung Quốc
4. Các loại độc dược mạnh
5. Thuốc phiện, Heroin các chất gây nghiện ảnh hưởng đến thần kinh,.
6. Các động, thực vật mang mầm bệnh, trùng bệnh có hại
7. Thực phẩm, thuốc men vật phẩm từ các vùng có dịch bệnh có hại cho sức khoẻ con người.
B. Hàng cấm xuất khẩu
1. Các hàng kê theo danh mục hàng cấm nhập khẩu.
2. Các bản thảo, tài liệu, phim ảnh, băng đĩa có liên quan đến bí mật quốc gia.
3. Cổ vật có giá trị.
4. Động vật quý, hoang dã, thực vật (bao gồm cả các tiêu bản) cùng các giống cây, tài liệu có liên quan.
C. Các hàng quản lý bằng hạn ngạch:
Tổng số gồm 36 mặt hàng. Trong đó 16 mặt hàng quản lý theo hạn ngạch thông thường, 20 mặt hàng quản lý theo đăng ký đặc biệt . Cơ quan phê duyệt là uỷ ban kế hoặch quốc gia và uỷ ban Kinh tế tỉnh Quảng Tây.
C.1. 16 mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch thông thường gồm:
Dầu thành phẩm, lông cừu, sợi hóa học, sợi tetoron, cao su thiên nhiên, lốp ô tô, đường ăn, phân bón, sợi bông, nguyên liệu và thuốc lá điếu, dầu thực vật, rượu, nguyên liệu cản quang màu, Putan, sợi tytelen.
C.2. 20 mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đăng ký đặc biệt:
Hoa quả, lương thực, dầu thô, amiăng, hóa mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, nhựa cây ABC, nguyên liệu nhựa PVC, cao su tổng hợp, gỗ, bột, giấy làm gỗ dán, giấy, giấy cuopón, thuốc lá, vải hóa học, kim loại màu, tầu cũ, phôi thép, phế liệu gang, sắt thép.
Bảng thuế suất ưu đãi Trung Quốc dành cho Việt Nam
Tên hàng
Nhu cầu nhập khẩu (tấn,USD/n ăm)
Tiêu chuẩn thương phẩm hàng hóa nhập khẩu
Thuế nhập khẩu áp dụng đối với Việt Nam %
Thuế nhập khẩu phổ thông %. Gen
Thuế VAT áp dụng với hàng nhập khẩu
Giá CIF nhập khẩu mà có thể chấp nhận USD/MT
Giá bán lẻ trên thị trường (NDT/kg)
Đã nhập khẩu từ các nước
Các công ty nhập khẩu
(tên, địa chỉ)
Cao su thiên nhiên
1.257 tr USD
thông thường
Mủ: 20
tảng: 25
40
40
17
600
8,5
Châu á, Phi
Nhiều công ty"**"
Cao su
100.000 MT/năm, 100 tr USD/ năm
25%/40%
6.890 NDT/MT
Indonexia, Malai
Có 17 doanh nghiệp
Than đá
700.000 MT/năm, 20 tr USD/năm
6
20
13
35
0,2
Việt Nam
Các công ty"**"
Hàng may mặc dệt kim *
34 tr USD/năm
thông thường
may mặc: 45%/
dệt kim: 42
130
130
17
0
nhiều giá
0
Chè đen, xanh
0
0
70
100
17
0
2-10 tùy loại
0
Chè
56 - 100 T/năm, 37.00-83.000 USD/năm
3%
Thủ công mỹ nghệ
800.000 USD/năm
45
90
17
0
Nhiều giá
Hàng giày dép *
358 tr USD/năm
thông thường
50%/100%
150
17
0
Nhiều giá
0
Dầu lạc
0,5 T
thông thường
75 (có hạn ngạch 9,7
100
13
760
không chế biến, chỉ thấy bán dầu ăn đã qua tinh chế 12 NDT/ lít/ chai
Việt Nam
Các công ty buôn bán biên mậu QT, QĐ và Vân Nam
Dầu dừa
0,7 T
thông thường
25
40
13
800
Việt Nam
nt
Tinh dầu
26 tr USD
thông thường
20
30
17
1000
Đông Nam á
Dầu thực vật
50.000 -
100.000 T/năm, 20-50 tr USD/năm
75%/100%, 25%/40%
Công ty XNK Lương dầu Trung Quốc
Hồi, ba kích
13 tr USD
Đơn giản
65
90
17
1,9
23
Đông Nam á
Quế
15 tr USD
Đơn giản
35
17
1,8
22
Đông Nam á
Bột giặt
0
0
35
80
17
0
7
Các công ty biên mậu
Xà phòng giặt
10 - 15.000 T/năm, 3 tr USD/năm
45%/130%
Hàng thực phẩm chế biến, gia vị
500 - 700 T/năm, 100-130.000 USD/năm
0
45
80
13
0
nhiều giá
0
Sắn khô
1 T/năm
đơn giản
20%
30
13
95
0
Đông Nam á
Nhiều công ty "* * "
Đá xây dựng
0
0
10
80
13
0
0
Đồ da *
0
0
45
150
17
0
nhiều giá
0
Ghi chú: "*" Trung Quốc không nhập khẩu thành phẩm mà chỉ nhập phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
" thông thường" nghĩa là theo tiêu chuẩn xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
"**" Tên địa chỉ một sốcông ty nhập khẩu:
1- Nhập khẩu sắn khô: High hope Int'i Group Jiangsu Native Produce Imp/exp Corp.Ltd.
Tel: 0086-25-4599858 Fax: 0086-25-4593654
E-mail: JNPWJX @ PUPLIC1.PTT.JS>CN
- Heng Ji Da Ye Group Co. Tel: 0086-755-2461950/Fax: 0086-755-2462039
Add: 22 Foffice Tower, ShunHing Squere, 333 ShennanDong Road, Shenzhen, PRC
- Tập đoàn (công ty) thực nghiệp Lương thực Địa khu Hạ châu Quảng Tây.
Địa chỉ: Wuzhou hotel, Wuzhou City, Guãngi Province, China
Tel: 0086-744-2022193 (802,806)/ Fax: 0086-744-2023598 92036558)
2- Nhập khẩu dừa, dầu lạc: Tổng công ty nhập khẩu Lương dầu Trung Quốc
Add: No. 8 Jiangguomennei Dajie, Chaoyang District, Beijing, China
Tel: 0086-10-65268888/Fax: 0086-10-66278650
3- Nhập khẩu cao su: - China State Farms Yunnan Import-export Co.Ltd
Add: 160 east Dong Feng Road, Kunming, China.
Tel: 0086-871-3378810/Fax: 0086-871-3376278
Email: ynzk@public. yn.cn
- China Shenyang Corporation for International Economic & Technical Coopration
Tel: 0086- 24-23230544/Fax: 0086-24-65136832
Add: No.22 West Banhe, Heping Distric, Shenyang, China
- China Packaging Import- export Group Guangxi I/E Co.
Tel: 0086-771-2804024/Fax: 0086-771-5867984
Add: No.137 Qixing Road, Nanning China
- Shandong Liaocheng Dongchang Industry Group Coporation
Tel: 0086-635-8223022/Fax: 0086-635-8223899
Add: 86 Dongchangdong Road, Dongchangfu District, Liaocheng, China
E-mail: csdigs@ciet.cn.net
-Shandong Zaozhuang Import - export Corporation
Tel: 0086-632-3310348/ Fax: 0086-632-3310100
E-mail: zzineg@puplic.zzptt.sd.cn
- Shandong Foreign Trade (Holdings) Coporation Ltd
Tel: 0086-532-2971148 - Fax: 0086- 532- 2971147
E-mail: sftcecd@ld.puplic.sd.cninfo.net
4- Nhập khẩu than đá: - China National Coal Industry Import - export corporation
Tel: 0086-10-64287123/Fax: 0086-1064287343
Add: CNCIEC Building, B88, Andingmenwai, Dongcheng District, Beijing, CN
- Tangshan Haigang Jingtang Coal IM-EX Co., Ltd
Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc đối với những hàng hóa mà Việt Nam có tiềm năng
(Số liệu do Bộ Kinh mậu -
Thương vụ Trung Quốc cung cấp)
STT
Tên hàng
Số lượng
Trị giá
(triệu USD)
Biểu thuế nhập
ưu đãi MFN
1
Cao su thiên nhiên
200.000 MT
1.257
40%
2
Than đá
1.000.000 MT
35
6%
3
Tôm, cá, mực đông lạnh
300.000 MT
543
45%
4
Quả tươi
235
60%
5
Rau tươi
74
60%
6
Thịt lợn, bò đông lạnh
600.000 MT
150
lợn: 45%
bò: 50%
7
Hồi ba kích
7.000 MT
13
65%
8
Quế
8.000 MT
15
35%
9
Dầu dừa
700.000 MT
560
25%
10
Tinh dầu
26.000 MT
26
20%
11
Giầy dép
358
50%
Quản lý hải quan.
Thuế quan
1. Hệ thống thuế quan
Theo các quy định tạm thời quản lý việc áp dụng các loại thuế xuất - nhập khẩu của Trung Quốc, tất cả các hàng hoá xuất - nhập khẩu vào hoặc ra khỏi biên giới Trung Quốc đều bị đánh thuế. Hiện có hai mức thuế suất áp dụng cho hàng nhập khẩu. Một loại là thuế suất thông thường và loại thứ hai là thuế suất ưu đãi được áp dông cho hàng hãa nhập tõ các nước đã ký hiệp định thương mại hoặc quy chế tối huệ quốc với Trung Quốc
2. Điều chỉnh thuế suất
Trước năm 1986, Nhà nước Trung Quốc áp dụng chính sách thuế bảo hộ với mức thuế suất cao. Trong quá trình cải cách và phát triển kinh tế, các mức thuế suất đã được điều chỉnh. Thuế suất cơ bản đã giảm từ 43,2% năm 1992 xuống còn 23% năm 1996. Bắt đầu từ 1-10-1997, thuế suất của 4.800 mặt hàng - chiếm 73% tổng số các mặt hàng bị đánh thuế - đã giảm nhiều hơn, đưa mức thuế suất trung bình từ 23% xuống còn 17%. Sau khi giảm thuế, thuế suất trung bình đối với các nhóm hàng thương mại chính như sau:
- Các sản phẩm kim loại : 6,94%
- Các sản phẩm hoá chất : 11,45%
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ : 12,88%
- Máy móc và phụ tùng : 14,59%
- Hàng công nghiệp nhẹ : 17.9%
- Hàng nông sản : 20,43%
- Sản phẩm dệt : 27,2%
3. Định giá thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được tính dựa trên cơ sở giá CIF, bao gồm: giá hàng hoá, phí đóng gói, cước vận chuyển, các khoản bảo hiểm và các loại phí dịch vụ khác phát sinh trước khi dỡ hàng tại cảng Trung Quốc. Giá của hàng hoá được tính dựa vào giá bán buôn thông thường của các hàng hoá cùng loại phổ biến tại nơi mua hàng ở nước xuất khẩu. Nếu hải quan không thể định được giá bán buôn thông thường đó thì giá trị hàng hoá bị đánh thuế được tính trên cơ sở giá bán buôn trong nước của các hàng hoá tương tự hoặc đồng loại được nhập khẩu vào Trung Quốc, không tính thuế nhập khẩu, các loại thuế và phí liên quan tới việc nhập khẩu và các chi phí phát sinh khác cho việc chuyên chở, lưu kho, các khoản phát sinh trong quá trình đưa vào hoạt động cũng như lợi nhuận thu được sau khi nhập khẩu. Tổng các khoản chi phí phát sinh và lợi nhuận thu được này có thể được tính bằng 20% giá trị bị đánh thuế.
3.1. Các loại thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu bao gồm hai loại: thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các nước và khu vực xuất xứ hàng nhập khẩu và các nước có quy chế tối huệ quốc với Trung Quốc, trong khi đó thuế suất thông thường được áp dụng cho các nước khác. Năm 1997, mức thuế ưu đãi được công bố của Trung Quốc là từ mức 6-120%, trong khi đó thuế suất thông thường là từ 8-270%. Mức thuế suất thông thường cao hơn từ 40-141,7% so với thuế suất ưu đãi.
Biểu thuế nhập khẩu dự định hàng năm được xây dựng và đưa vào thực hiện. Kế hoạch áp dụng biểu thuế này bao quát hợ 539 mã số thuế và 592 chủng loại hàng hoá. Kể từ ngày 1-4-1986, các mức thuế suất đối với hàng theo hạn ngạch như ngũ cốc và dầu ăn bắt đầu có hiệu lực. Năm 1997, biểu thuế ra hàng năm áp dụng cho hàng hoá hạn ngạch bao quát 39 loại sản phẩm. Thuế suất đối với hàng hoá hạn ngạch đã được giảm một vài lần. Đầu năm 1997, số lượng chủng loại hàng hoá miễn thuế được mở rộng và bao gồm động vật, cây trồng và trứng để lấy giống.
4. Thuế xuất khẩu
Năm 1997, một vài loại hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế suất, nhưng nhìn chung với mức thuế suất thấp nhằm xúc tiến xuất khẩu. Thuế suất được áp dụng cho các nguyên liệu thô quan trọng, nhằm kiểm soát dòng lưu chuyển của chúng ra nước ngoài. Năm 1997, các loại thuế xuất khẩu được áp dụng cho các sản phẩm sau: quặng nhôm (dạng cát và cục), quặng kẽm (kẽm bột và cục), quặng thiếc (dạng cát và cục) và thiếc không luyện.
5. Các loại thuế do hải quan thu
5.1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Các quy định dự định về thuế giá trị gia tăng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực kể từ ngày 1-4-1994. Theo các quy định này, 13% VAT sẽ do các nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ trả trước khi hàng hoá được hải quan giải phóng. Hàng hoá xuất khẩu sẽ bị thu thuế VAT khi xuất đi và được hoàn lại sau đó.
5.2. Các loại thuế tiêu thụ
Theo quy định về thuế tiêu thụ của Trung Quốc, khi các nhà nhập khẩu hoặc đại lí của họ kê khai hải quan hàng hoá chịu thuế, họ sẽ phải đóng thuế tiêu thụ.
Các chủng loại hàng hoá và mức thuế
(% và tỉ trọng riêng)
Mặt hàng
Thuế suất
Thuốc lá và xì gà
30-45
Rượu mạnh và đồ uống có cồn
5-25 đến 220-240
Các sản phẩm chăm sóc da và tóc
30
Trang sức, ngọc bích và ngọc trai
17
Pháo và pháo hoa
10
Xăng dầu
15
Dầu điêzen
0,2/lít
Xăm lốp cao su
10
Xe máy
10
Ô tô con
3-8
c) Tỷ lệ thuế thống nhất cho hàng nhập khẩu
Tỉ lệ thuế thống nhất cho hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ thuế thống nhất = 1 + (1 + tỉ lệ thuế suất) (tỉ lệ thuế tiêu thụ + tỉ lệ thuế VAT) (1 - tỉ lệ thuế tiêu thụ)
Ví dụ:
Mã thuế: 8703.2314/xe hòm
Thuế suất = 100%, tỉ lệ thuế tiêu thụ 5%, tỉ lệ thuế VAT; 17%
Tỷ lệ thuế thống nhất: 1 + (1+1) (0,05 + 0,17)/ (1-0,05) = 1,46 = 146%.