Thông tin về Tập đoàn Điện lực

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là công ty Nhà nước được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2006, theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế Vie

Ngày 22/10/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 163/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 

- Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity
- Viết tắt: EVN
- Địa chỉ: Số 18 Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội
- Điện thoại: (04) 2220.1371 – Fax: (04) 2220. 1369
Website: www.evn.com.vn - Email:bbt@evn.com.vn
- Slogan: EVN thắp sáng niềm tin

- Điều lệ tổ chức, hoạt động của EVN 

Theo đó, EVN là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam, có tư cách pháp nhân và thuộc sở hữu nhà nước. Tại thời điểm ngày 1/1/2007, vốn điều lệ của EVN là 49.495 tỷ đồng. 

Chức năng chủ yếu của EVN là tiến hành các hoạt động đầu tư, ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. EVN kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực. 

Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam đa sở hữu (trong đó sở hữu Nhà nước chi phối), tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam. 

Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với EVN. Về nguyên tắc, Tổng Giám đốc EVN là người đại diện theo pháp luật của EVN (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng quản trị EVN). 

EVN có quyền sử dụng và quản lý các tài sản của Nhà nước giao, cho thuê (gồm đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật). Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu tư tại EVN và vốn, tài sản của EVN theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại EVN. EVN có trách nhiệm tự chủ trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. 

Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của EVN gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. 

Hiện nay EVN đang có 17 đơn vị trực thuộc, 5 đơn vị sự nghiệp, 10 công ty liên kết và 23 công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và 10 công ty con do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

  • Tags: