Nhờ đó, cơ cấu kinh tế địa phương đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên trên 94%.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh nhận định: Chăn nuôi theo quy trình VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm thịt lợn, gà an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Đặc biệt, chăn nuôi theo quy trình VietGAP rất thuận lợi bởi việc giám sát được chặt chẽ hơn do các trang trại chăn nuôi tập trung. Do đó, người dân có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Theo đó, năm 2012 trên địa bàn xã Tân Cương, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng lựa chọn trang trại chăn nuôi lợn của bà Trần Thị Mai thực hiện thí điểm việc chăn nuôi theo quy trình VietGAP. Đến 2/2013, trang trại của bà Mai được cấp giấy chứng nhận VietGAP tháng 2/2013. Bà Mai phấn khởi cho biết: “Hiện thu nhập bình quân của gia đình phải đạt trăm triệu đồng/người/năm. Nhờ có mô hình chăn nuôi VietGAP, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,75%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã ngày càng nâng cao”.
Vừa trò chuyện với chũng tôi, bà Mai vẫn làm công việc thường ngày, đó là cho lợn ăn và tắm rửa cho chúng. Bà Mai cho biết, tất cả mọi hoạt động tác động lên con lợn từ việc chăn cám gì, cho ăn vào giờ nào, tiêm phòng thuốc gì, lịch vệ sinh hay ngày, tháng sinh nở của lợn nái… đều phải ghi vào cuốn sổ nhật ký chăn nuôi để theo dõi.
Chia sẻ về mô hình chăn nuôi lợn sạch, an toàn của gia đình, bà Trần Thị Mai cho hay, lúc đầu, tôi cũng chỉ nuôi vài con, dần dần mở rộng quy mô. Đến năm 2012, trong chuồng có gần 1.000 con lợn thịt, đủ để phân phối, bán cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.
Chị Lê Huyền Trang, một người dân ở tổ 19, phường Gia Sàng (T.P Thái Nguyên) cho hay: Chúng tôi sẵn sàng mua sản phẩm thịt lợn, gà an toàn với giá cao hơn giá lợn, gà bán trôi nổi ngoài chợ. Chính vì vậy, tôi thường tìm mua tại các trang trại lợn nuôi theo mô hình VietGAP, vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng lại vừa giữ được chữ tín với người mua.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, bên cạnh những hiệu quả từ mô hình VietGAP mang lại thì trình độ của các chủ trang trại chưa đồng đều nên việc tiếp cận quy trình VietGAP cũng chưa được đồng đều, có chủ trang trại chưa ghi nhật ký đầy đủ, không cập nhật đủ thông tin.
Bên cạnh đó, khâu phân phối sản phẩm thịt “sạch” vẫn chưa đến được với người tiêu dùng. Toàn tỉnh hiện chưa có cá nhân, tổ chức nào đứng ra tiêu thụ sản phẩm thịt an toàn một cách có hệ thống; khu giết mổ tập trung để đưa các sản phẩm thịt an toàn quy về một mối. Vì vậy, sản phẩm thịt an toàn và không an toàn đều bán trôi nổi ngoài thị trường nên giá bán hai loại sản phẩm này tương đương nhau. Trong khi đó, chăn nuôi theo quy trình VietGAP, người chăn nuôi chịu chi phí đầu tư cao hơn do phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tiêm phòng cho vật nuôi…
Cũng theo ông Nguyễn Văn Hòa, để nhân rộng mô hình, tỉnh nên có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm thịt an toàn. Theo đó là quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các lò giết mổ tập trung... Cùng với đó là tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và có chính sách hỗ trợ tập huấn sâu rộng đến người tiêu dùng và người sản xuất vì trong thực tế, nếu người tiêu dùng không phải là cán bộ làm trong ngành Nông nghiệp thì hâu như không ai biết thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là gì; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP…HUY TƯỞNG