Giá xe đã không giảm, lại còn tăng
Những chiếc xe nhập khẩu miễn thuế đầu tiên từ các nước ASEAN đã công bố giá bán chính thức. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy giá bán của những mẫu xe này không giảm mạnh như kỳ vọng, thậm chí còn tăng.
Giá xe Honda CR-V giảm không như kỳ vọng
Không những vậy, do cầu tăng mà nguồn cung chưa đủ về, nhiều đại lý Honda Ô tô còn chơi chiêumua Honda CR-V 2018, mua "bia kèm lạc". Nghĩa là khách hàng muốn lấy xe sớm sẽ phải mua thêm phụ kiện trị giá từ 10 - 50 triệu đồng (tùy phiên bản).
Khách hàng muốn lấy Honda CR-V sớm phải mua thêm phụ kiện trị giá 50 triệu đồng
Mới đây, mẫu xe nhập khẩu được kỳ vọng rất nhiều là Toyota Fortuner cũng đã chính thức công bố giá bán. Trái với kỳ vọng, mẫu xe mới này tăng giá đáng kể so với bản cũ. Cụ thể, Toyota Fortuner 2.4G 4x2 MT có giá bán 1,026 tỷ đồng thay vì 981 triệu đồng như trước; Fortuner 2.7V 4x2 có giá mới là 1,15 tỷ đồng, thay vì 1,149 tỷ đồng như trước.

Không chỉ xe nhập khẩu, nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước cũng không có tín hiệu nào về việc giảm giá. Không những giảm giá, nhiều mẫu xe lắp ráp đã điều chỉnh tăng giá bán lẻ hay cắt giảm những ưu đãi vốn có trước đây. Những mẫu xe tăng giá như: Hyundai Grand i10, Mazda2 hay Mitsubishi Outlander... Đây đều là những mẫu xe có doanh số ổn định kể từ đầu năm 2018.
Vì sao giá xe không giảm?
Theo tính toán, trước đó, khi thuế nhập khẩu ở mức 30%,giá xe ô tôsẽ bao gồm các loại chi phí chính như: thuế nhập khẩu (NK), giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), lãi doanh nghiệp, chi phí bán hàng, vận chuyển, quản trị, marketing…
Các doanh nghiệp nói giá xe không giảm vì họ phải chịu nhiều chi phí
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu đưa ra các lý do khiến giá xe khó giảm sâu như: Chi phí lưu kho bãi tại cảng, kiểm định theo lô làm gia tăng chi phí khi nhập khẩu...
Người tiêu dùng khó mà mua được xe giá rẻ