Tiềm năng trong lĩnh vực nông sản của Nam Phi

Nam Phi có nền nông nghiệp chia thành 2 khu vực rõ rệt: Nông nghiệp trang trại và nông nghiệp hộ gia đình. Nông nghiệp đóng góp 2 % GDP, tạo ra 638 nghìn việc làm và 8,5 triệu người trong các hộ gia đ

Tổng diện tích Nam Phi là 1,2 triệu km2, bằng 1/8 diện tích nước Mỹ với 7 vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu địa trung hải đến khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu bán sa mạc. 12 % diện tích đất có thể canh tác, trong đó 22 % là đất tốt. Hạn chế lớn nhất là thiếu nước tưới. Mưa phân bố không đều với lượng mưa thất thường. 1,3 triệu héc-ta đất có hệ thống tưới tiêu và 50 % lượng nước của Nam Phi được dành cho nông nghiệp. Nam Phi xuất khẩu ngô, cam, nho, táo, rượu vang, đường, cồn ê-ti-len, da sống và da thuộc.

Ngô là cây lương thực chính. Nam Phi là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…

Lúa mỳ được trồng ở các vùng mưa nhiều tại tỉnh Western Cape và phía đông tỉnh the Free State. Lúa mạch được trồng ở vung ven biển tỉnh Western Cape. Cao lương được trồng ở các tỉnh Mpumalanga, the Free State, Limpopo, North West và Gauteng. Diện tích trồng lúa mỳ năm 2013 là 505.000 héc-ta trong đó 138.000 héc-ta có hệ thống tưới (27,3 %), 367.000 héc-ta không có hệ thống tưới (72,7 %). Năng suất bình quân đạt 6,13 tấn/héc-ta đối với diện tích được tưới nước và 2,46 tấn/héc-ta đối với diện tích không được tưới nước. Sản lượng đạt 1,7 triệu tấn trong đó 800.000 tấn (48,3 %) thu hoạch từ diện tích không được tưới nước, 900.000 tấn (51,7 %) thu hoạch từ diện tích được tưới nước.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Nam Phi đạt 76 triệu USD, trong đó, đối tác nhập khẩu lớn nhất là Botswana với 32 triệu USD, tiếp theo là Lesotho đạt 27 triệu USD… Về nhập khẩu, Nam Phi nhập khẩu tới 417 triệu USD với mặt hàng lúa mỳ trong năm 2013, trong đó, Nam Phi nhập nhiều nhất từ Ukraine với 128 triệu USD, sau đó là Nga đạt 72 triệu USD, Brazil đạt 61 triệu USD…

Nam Phi đứng thứ 10 thế giới về sản lượng hạt hướng dương. Hạt hướng dương được trồng ở các tỉnh the Free State, North West, the Mpumalanga Highveld và Limpopo. Diện tích trồng hạt hướng dương năm 2014 khoảng 600.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,42 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 850.000 tấn.

Lạc được trồng ở các tỉnh Free State, North West và the Northern Cape. Diện tích trồng lạc năm 2014 khoảng 50.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,72 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn.

Diện tích trồng đậu tương năm 2014 khoảng 500.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,78 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 900.000 tấn.

Diện tích trồng cao lương năm 2014 khoảng 80.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 2,96 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 250.000 tấn.

Diện tích trồng đỗ đậu các loại năm 2014 khoảng 55.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,59 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn.

Diện tích trồng cải dầu năm 2014 khoảng 70.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,55 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 110.000 tấn.

Nam Phi đứng thứ 13 thế giới về sản xuất đường. Sản lượng đường của Nam Phi khoảng 2,5 triệu tấn/năm, 50 % được tiêu thụ trong khối các nước Miền Nam Châu Phi, còn lại xuất khẩu sang các nước châu Phi khác, Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Á. Mía được trồng tại 15 khu vực từ bắc Pondoland tại tỉnh the Eastern Cape đến vùng ven biển và trung du của KwaZulu-Natal và Mpumalanga Lowveld. Sản lượng mía năm 2014 dự kiến đạt 20 triệu tấn.

Trái cây được trồng tập trung ở các tỉnh Western Cape và Eastern Cape. Xuất khẩu trái cây chiếm 12 % tổng xuất khẩu nông sản. Cam được trồng nhiều nhất sau đó đến dứa, xoài, chuối, vải, ổi …

Nam Phi đứng thứ 9 thế giới về sản xuất rượu nho. Có hơn 300 triệu gốc nho với tổng diện tích hơn 110.000 héc-ta. Hơn 4.000 xưởng sản xuất rượu vang (84 % thuộc về các hợp tác xã) tạo việc làm cho hơn 60.000 người. Nam Phi xuất khẩu khoảng 350 triệu lít rượu vang/năm.

Khoai tây được trồng tại các tỉnh Mpumalanga. Limpopo, the Eastern, Western và Northern Cape, KwaZulu-Natal. Khoai tây tạo ra 40 % thu nhập của nông dân.

Cà chua được trồng tại các tỉnh Limpopo, Mpumalanga, KwaZulu-Natal, Eastern Cape, và Western Cape.

Hành được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, the Western Cape và Free State.

Bắp cải được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, KwaZulu-Natal.

Cà chua, hành, ngô ngọt tạo ra 38 % thu nhập của nông dân.

Bông được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, Limpopo, Northern Cape, KwaZulu-Natal và North West. Bông cung cấp 74 % nguyên liệu sợi tự nhiên và chiếm 42 % tổng số nguyên liệu sợi của Nam Phi. 75 % sản lượng bông được thu hoạch bằng tay. Diện tích trồng bông khoảng 40.000 héc-ta, sản lượng khoảng 30.000 tấn bông và 45.000 tấn hạt.

Thuốc lá Virginia được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, Limpopo. Hơn 1.000 trang trại thuốc lá với tổng diện tích 24.000 héc-ta, sản xuất khoảng 34 triệu kg nguyên liệu thuốc lá/năm.

Chè Honeybush được trồng tại các tỉnh Eastern Cape và Western Cape. Diện tích khoảng 230 tấn, sản lượng khoảng 150 tấn/năm. Nam Phi đặt mục tiêu 1.500 tấn vào năm 2021. Chè Rooibos sản xuất từ 1 loại dược liệu là đặc sản của Nam Phi.

Cây cảnh và hoa xuất khẩu tập trung tại các tỉnh Limpopo, Mpumalanga và Gauteng. Xuất khẩu hoa họ protea của Nam Phi chiếm hơn 50 % thị trường thế giới.

Chăn nuôi là ngành nông nghiệp lớn nhất của Nam Phi, với 13,8 triệu trâu bò và 28,8 triệu cừu.

Nam Phi có 4.000 trại bò sữa với 60.000 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Nam Phi có 4 giống bò sữa: Holstein, Jersey, Guernsey and Ayrshire.

Sản lượng thịt bò Nam Phi đáp ứng 85 % nhu cầu trong nước và 15 % nhập khẩu từ Namibia, Botswana, Swaziland, Australia, New Zealand và EU. Chăn nuôi bò tập trung ở các tỉnh Eastern Cape, Free State, KwaZulu-Natal, Limpopo và Northern Cape. Nam Phi có các giống bò bản địa Afrikaner và Nguni, bò chọ lọc Bonsmara và Drakensberger, bò Âu-Mỹ Charolais, Hereford, Angus, Simmentaler, Sussex, Brahman và Santa Gertrudis.

Chăn nuôi dê cừu tập trung ở các tỉnh Northern và Eastern Cape, Western Cape, Free State và Mpumalanga. Khu vực Ermelo tại tỉnh Mpumalanga là trung tâm lông cừu lớn nhất Nam Phi. 50 % đàn cừu là giống Merinos lông mịn. Dê chủ yếu là giống Dorper năng suất cao.

Chăn nuôi gà lợn tập trung hơn, chủ yếu tại các thành phố lớn tại Gauteng, Durban, Pietermaritzburg, Cape Town và Port Elizabeth. Sản lượng gà khoảng 960.000 tấn/năm.

Nam Phi cung cấp 65 % thị trường thế giới thịt, da và lông đà điểu.

Nam Phi đứng đầu thế giới về kinh doanh chăn nuôi thú hoang dã.

Mặc dù Nam Phi là nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp song nước này vẫn phải nhập khẩu nhiều nông sản trong đó có những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản Việt Nam sang Nam Phi đạt giá trị khá cao. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đạt khoảng 14,4 triệu USD, tiếp theo là hạt tiêu, 12,3 triệu USD, cà phê 11,8 triệu USD, hạt điều 8 triệu USD… Về nhập khẩu, hàng rau quả là mặt hàng nông sản có kim ngạch nhập khẩu đáng kể nhất của Việt Nam từ Nam Phi, đạt 6,3 triệu USD trong năm 2013.


Lê Phương