Tiếp sau Indonesia, Philippines có thể cấm xuất khẩu quặng niken

Trong ngày 4/9/2014, giá nickel giao tương lai trên thị trường London đã đạt mức cao nhất trong vòng 7 tuẩn trở lại đây trong bối cảnh Philippines có thể hành động giống Indonesia về việc cấm xuất khẩ
Vào ngày 4/9/2014, ông Ramon Paje - thư ký phụ trách vấn đề môi trường của Chính phủ Philippines – cho biết, Chính phủ Philippines nên tiến tới việc cấm xuất khẩu quặng và lên tiếng ủng hộ đề xuất cắt giảm xuất khẩu quặng nhằm tăng giá quặng tinh chế trong thị trường nội địa. Động thái này giống như việc Indonesia cấm xuất khẩu quặng thô vào hồi tháng 1/2014. Điều này đã gây tác động mạnh đến thị trường niken trên thế giới. Theo dữ liệu tổng hợp của hãng tin Bloomberg, tổng sản lượng niken của Philippines và Indonesia chiếm tới 20% tổng sản lượng thế giới trong tháng 6/2014.

Ông Daniel Brieseman, chuyên gia phân tích tại tập đoàn tài chính Commerzbank AG, nhận định: “Mặc dù thời điểm thực hiện đề xuất trên vẫn chưa rõ ràng nhưng điều này vẫn khiến thị trường trở nên lo ngại. Nếu như đề xuất trên được thực hiện thì giá niken sẽ tăng lên đáng kể”. Kể từ khi Indonesia cấm xuất khẩu quặng, giá quặng niken đã tăng thêm 37%.

Vào lúc 18h35’ ngày 4/9/2014 (giờ Việt Nam), giá niken giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch thương mại London (LME) đạt 19.435 USD/tấn; trước đó, đã có lúc giá niken đạt 19.480 USD/tấn – mức cao nhất kể từ ngày 14/7/2014. Tính từ đầu tuần (ngày 1/9/2014) đến nay, giá niken trên sàn LME đã tăng được 2,9% - mức tăng cao nhất trong vòng 1 tuần kể từ ngày 25/7/2014. Tập đoàn Citigroup.Inc dự báo giá niken sẽ đạt 24.000 USD/tấn trong năm 2015. Lượng dự trữ quặng niken tại các kho thuộc sàn LME quản lý trong ngày 4/9/2014 đã giảm 0,1% xuống còn 330.720 tấn.

Sau khi Indonesia cấm xuất khẩu quặng, Philippines đã trở thành nước cung cấp quặng niken lớn nhất cho Trung Quốc – quốc gia sử dụng quặng niken lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, lượng quặng niken được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 5 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với hồi tháng 12/2013 và chiếm gần như tuyệt đối lượng quặng được Trung Quốc nhập khẩu. Do đó, việc Philippines cấm xuất khẩu quặng sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung quặng của Trung Quốc.

Ông Ivan Szpakowski, chuyên gia phân tích thuộc tập đoàn Citigroup.Inc, nhận định: “Nếu Philippines thực hiện lệnh cấm xuất khẩu quặng như Indonesia thì toàn bộ nguồn cung quặng của Trung Quốc sẽ bị cắt”. Qua đó, ảnh hưởng đến việc sản xuất gang niken – nguyên liệu dùng để sản xuất thép không gỉ - tại Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi lệnh cấm đều có độ trễ do phải được thông qua và áp dụng thực thi; ví dụ như các lệnh cấm xuất khẩu quặng của Indonesia được thông qua vào năm 2009 nhưng phải đến năm 2010 mới bắt đầu có hiệu lực.

Đặng Quang (Theo Bloomberg)