Tiếp tục tuyên chiến với hàng giả

Chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một nhiệm vụ vừa thường xuyên, vừa cấp bách. Mặc dù các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhưng “tệ nạn hàng giả” vẫn tác o

 

TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Người tiêu dùng sẽ khó khăn trong việc khởi kiện”.

Trước các hành vi gian lận thương mại lừa đảo người tiêu dùng ngày càng tinh vi và có chiều hướng ngày càng gia tăng, pháp luật Việt Nam cho phép người tiêu dùng có thể khởi kiện các cá nhân, trên cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại cho mình. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cũng sẵn sàng làm đại diện đứng ra khởi kiện nếu được sự ủy quyền của người bị hại. Tuy nhiên, để làm được việc này hoàn toàn không đơn giản.

Lý do là, người tiêu dùng Việt Nam không dễ gì có đủ các chứng cứ khởi kiện. Lâu nay, người tiêu dùng khi mua xăng, mua sữa hay đi taxi không có thói quen lấy hóa đơn chứng từ, nên không có vật chứng để xác định mức độ thiệt hại. Hơn nữa, thủ đoạn gian lận của các đối tượng rất tinh vi, chỉ các cơ quan chức năng với chuyên môn nghiệp vụ cao mới có thể phát hiện được, nên đợi đến khi xác định được rõ hành vi vi phạm thì trong quá trình đó, kẻ bán vẫn cứ bán, người mua vẫn cứ mua và cuối cùng thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng.

 

Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam: “Các doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống cửa hàng theo kiểu “partner shop”, chỉ bán loại sản phẩm của chính hãng”.

Bây giờ, vào quán ăn, uống chai rượu đầu tiên có thể là thật, nhưng đến chai thứ hai trở đi thì toàn rượu rởm! Dù các lực lượng chức năng có làm mạnh đến mấy, người ta vẫn làm hàng giả. Lý do là lợi nhuận quá lớn. Chẳng hạn mặt hàng rượu. Một chai Hennessy nhập chính ngạch, tính các loại thuế có giá lên đến 125 USD, nhưng thực tế thì ở chợ Hàng Da, người ta chỉ phải mua với giá 60  USD/chai. Chỉ thị 28/CT-TTg mà Thủ tướng mới ban hàng đầu tháng 9/2008 được coi như một động

lực mới về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.  Mặc dù vậy, các doanh nghiệp hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Theo kinh nghiệm của nước ngoài, muốn chống hàng giả, các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức hệ thống cửa hàng theo kiểu “partner shop”, chỉ bán loại sản phẩm của chính hãng. Ngoài ra, các doa nh nghiệp cũng phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Người tiêu dùng sẽ khó khăn trong việc khởi kiện”.

Trước các hành vi gian lận thương mại lừa đảo người tiêu dùng ngày càng tinh vi và có chiều hướng ngày càng gia tăng, pháp luật Việt Nam cho phép người tiêu dùng có thể khởi kiện các cá nhân, trên cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại cho mình. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cũng sẵn sàng làm đại diện đứng ra khởi kiện nếu được sự ủy quyền của người bị hại. Tuy nhiên, để làm được việc này hoàn toàn không đơn giản.

Lý do là, người tiêu dùng Việt Nam không dễ gì có đủ các chứng cứ khởi kiện. Lâu nay, người tiêu dùng khi mua xăng, mua sữa hay đi taxi không có thói quen lấy hóa đơn chứng từ, nên không có vật chứng để xác định mức độ thiệt hại. Hơn nữa, thủ đoạn gian lận của các đối tượng rất tinh vi, chỉ các cơ quan chức năng với chuyên môn nghiệp vụ cao mới có thể phát hiện được, nên đợi đến khi xác định được rõ hành vi vi phạm thì trong quá trình đó, kẻ bán vẫn cứ bán, người mua vẫn cứ mua và cuối cùng thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng.

Ông Lương Xuân Bằng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình: “Phải quy hoạch lại các cơ sở sản xuất phân bón!”

Trên thế giới, chưa ở đâu người ta cho  phép phát triển các cơ sở sản xuất phân bón một cách thái quá như ở Việt Nam. Tại các nước phát triển, sản xuất phân bón được quy hoạch thành các nhà máy lớn và được giám sát hết sức chặt chẽ: từ nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất đến tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, bởi vì người ta quan niệm: phân bón cho đất cũng giống như… thức ăn cho người! Việc cấp giấy phép, đăng kí quy trình sản xuất và cam kết chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất phân bón ở nước ta cũng “chặt chẽ” nhưng đó là sự… chặt chẽ trên lí thuyết, trên giấy tờ! Vì lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp thiếu lương tâm sẵn sàng khai thác kẽ hở của các cơ quan quản lí,  đưa ra thị trường phân bón không đủ hàm lượng dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn, là các loại phân bón giả…

Bên cạnh việc gây nên những tác hại trực tiếp cho nông dân như: mất tiền, mất công vận chuyển, cây trồng giảm năng suất; phân bón giả còn để lại hậu quả lâu dài, hết sức nghiêm trọng: đó là làm nhiễm độc đất đai, nhiễm độc nguồn nước vì do được nhào trộn từ những thành phần “tạp nham”, không ít lô phân bón giả có rất nhiều kim loại nặng!

Mới đây, khi Chi cục Quản lí thị trường Ninh Bình phát hiện những bao phân bón không đủ hàm lượng dinh dưỡng, được làm ra từ một cơ sở sản xuất ở huyện miền núi Nho Quan, chúng tôi mới vỡ lẽ tại sao ở Đắc Lắc, lại có nhiều cơ sở sản xuất phân bón đến thế! Thì ra, những người làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã nhằm vào những nơi hẻo lánh, dân trí thấp, xa tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng để dễ bề tự tung, tự tác!

Muốn khắc phục hiện tượng trên đây, tôi thấy rằng, Nhà nước cần phải xem xét và quy hoạch lại cơ  sở sản xuất phân bón trên các tiêu chí: nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, năng lực thực sự của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu thụ của nông dân… Nếu không tính đến những yếu tố kể trên, cấp giấy phép sản xuất lan tràn theo kiểu “xã hội hóa phân bón” thì sự xuất hiện của phân bón giả là không tránh khỏi và sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước.

Anh Tạ Quang Văn - Trưởng phòng thị trường Công ty Giấy Tissue Sông Đuống: “Bám sát thị trường, phát hiện kịp thời các hiện tượng làm giả hàng hóa của Công ty”.

Cho đến thời điểm này, chúng tôi mới chỉ phát hiện 1 trường hợp duy nhất làm giả khăn lau loại 330. Tuy nhiên không vì thế mà chúng tôi lơ là, sao nhãng việc bảo vệ thương hiệu Tissue Sông Đuống đã được gây dựng từ nhiều năm qua…

Với mong muốn trở thành nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm giấy Tissue và gỗ dán hàng đầu tại Việt Nam, Công ty không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp trên toàn quốc. Hàng tháng, cùng với việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét về chất lượng sản phẩm, Công ty còn có đội ngũ giám sát trên 30 người, đến tất cả các tỉnh, thành phố để bám sát thị trường tiêu thụ, qua đó, phát hiện sớm việc làm giả, làm nhái các sản phẩm của Công ty.

Vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, qua diễn đàn này, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Các cơ quan chức năng khi kiểm tra, kiểm soát cần yêu cầu chủ hàng xuất trình hóa đơn để nắm được xuất xứ hàng hóa, phát hiện kịp thời những người lợi dụng sơ hở, thu gom hàng trôi nổi lẫn lộn v ới hàng thật, làm ảnh hưởng đến

hình ảnh, uy tín, quyền lợi của các doanh nghiệp đang làm ăn nghiêm túc, minh bạch

Bạn Nguyễn Thu Trang - Xóm Tháp, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội: “Cần có đường dây nóng, thông báo nhanh các điểm kinh doanh hàng giả”

Cùng với hàng thật, hàng giả đang xâm chiếm thị trường, thậm chí len lỏi cả vào siêu thị khiến người tiêu dùng không thể phân biệt nổi đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Một số cửa hàng còn bày bán công khai cả hai loại hàng thật, giả. Với khách quen, họ còn nể mặt. Chứ người lạ, thì việc bị lừa, mua phải hàng giả là điều khó tránh. Khá lạ lùng là không hiểu tại sao các cửa hàng bán hàng giả một cách  công khai mà không bị cơ quan chức năng nào xử lý. Vì vậy, bên cạnh giải pháp tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, đề nghị chính quyền bố trí đường dây nóng để nhân dân phản ánh kịp thời các điểm kinh doanh và chứa chấp hàng giả. Với chức năng của mình, các cơ quan thông tấn báo chí cũng nên vào cuộc mạnh mẽ hơn và lập đường dây nóng để tiếp nhận và giúp người dân lên tiếng  ảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

  • Tags: