Tìm các giải pháp sản xuất các mặt hàng tiết kiệm điện

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và “Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006- 2010”, việc đẩy mạnh nghiên

 

 

Thực hiện chiến lược đó, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Thí nghiệm Vật lý và Kỹ thuật ánh sáng (Viện Vật lý Kỹ thuật - Trường ĐHBK Hà Nội); Khoa Vật lý (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội); Trung tâm Nghiên cứu Nguồn sáng (Trường Đại học Đông Nam - Trung Quốc) và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là gần đây, Công ty hợp tác với các Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam đưa các công nghệ mới, vật liệu mới vào sản xuất và cung cấp hàng triệu sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm điện cho thị trường.

Ngoài việc thay thế đèn sợi tóc bằng đèn compact tiết kiệm điện, việc tìm kiếm giải pháp thay thế đèn huỳnh quang T10- 40W và 20W, kèm theo nó là chấn lưu sắt từ có tổn hao tới 9W, thậm chí nhiều chấn lưu trên thị trường tổn hao tới 12- 13W là hướng ưu tiên phát triển của Công ty. Với kinh nghiệm sản xuất đèn huỳnh quang và chấn lưu sắt từ những năm 1960 của thế kỷ trước, Công ty đã bắt đầu sản xuất đèn T8, chấn lưu sắt từ tổn hao thấp và chấn lưu điện tử từ năm 2001.

Sử dụng công nghệ mới là loại bột huỳnh quang đất hiếm 3 phổ; cùng với đưa lớp đệm Al2O3 tinh thể nhỏ vào giữa mặt trong ống thuỷ tinh và lớp bột huỳnh quang, sử dụng khí trơ Krypton nguyên tử lượng lớn hơn Argon; sử dụng dây tóc xoắn ba thay thế dây tóc xoắn đôi làm điện cực; đưa vật liệu nano vào cải thiện phát xạ nhiệt điện tử của catot; đưa thêm kết cấu vòng che chắn điện cực vào đèn; và sử dụng hỗn hợp Amalgam thay thuỷ ngân lỏng, đưa tần số cao vào chế độ phóng điện của đèn... đã giúp thu nhỏ đường kính các loại đèn huỳnh quang. Đèn huỳnh quang T10 có đường kính f32mm, tiêu thụ 40W điện, lượng quang thông phát ra 2500- 2600 Lum, hiệu suất sáng đạt 60- 65 Lum/W. Đèn huỳnh quang T8 có đường kính f26mm, tiêu thụ 36W điện (giảm 10%) nhưng ánh sáng phát ra tới 3050- 3100 Lum (tăng 20%), hiệu suất sáng đạt tới 85 Lum/W. Gần đây, Công ty đã đưa ra loại đèn T8- 36W có hiệu suất đạt tới 93 Lum/W. ở những công trình mới, Công ty đã đưa vào lắp ráp đèn huỳnh quang cao tần T8- 32W đồng bộ cả đèn và chấn lưu, công suất đèn tiêu thụ 32W (giảm 20%), nhưng ánh sáng tương đương với đèn T10- 40W. Ngoài ra, Công ty còn đưa ra thị trường đèn huỳnh quang T5, đường kính f 16mm, với hai loại công suất 28W (tương đương đèn T10- 40W) và 14W (tương đương đèn T10- 20W) lượng điện tiêu thụ giảm tới 30%. Thể tích nhỏ, lượng thuỷ tinh nhỏ, giảm dầu đốt lò và khí thải khi nấu thuỷ tinh, giảm khối lượng vận chuyển, giảm lượng thuỷ ngân sử dụng và giảm cả khối lượng chất thải khi hết thời gian sử dụng.

Đồng bộ với việc sản xuất đèn huỳnh quang, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã cung cấp cho thị trường các loại chấn lưu sắt từ có tổn hao điện năng thấp. So với chấn lưu loại thường, đã giảm tổn thất 30- 50%.

Với những ưu điểm chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi và ngày càng tăng. Sản lượng tiêu thụ đèn T8 năm 2005 tăng 49,09% so với 2004 và năm 2006 tăng 64,12% so với 2005. Lượng tiêu thụ chấn lưu điện tử năm 2005 tăng 70,03% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 37,61% so với 2005.

Phương châm của Công ty là tiết kiệm điện, nhưng không tiết kiệm ánh sáng. Việc khắc phục bệnh mắt học đường là một ví dụ:

Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông - đơn vị trúng thầu của WB (thông qua EVN) về cải tạo chiếu sáng các lớp học. Các phòng học của Trường THPT Phan Văn Trị- Quận 1- TP HCM với kích thước 8m x 7m sử dụng tới 19 đèn T10- 40W và chấn lưu sắt từ, tổng công suất điện tiêu thụ tới 931W/lớp, mật độ công suất 16,6W/m2 mới đạt độ rọi 301 Lum (quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 09: 2005 quy định tối đa 13W/m2). Dùng bộ đèn chiếu sáng lớp học của Rạng Đông, chỉ với 12 bộ đèn T8- 36W và chấn lưu điện tử, công suất điện tiêu thụ 474W (giảm 49% điện tiêu thụ), mật độ công suất 8,46W/m2 song độ rọi đạt 380 Lum (tăng 19%).

Tại các lớp học của trường PTTH Lê Hồng Phong- TP HCM mỗi lớp học kích thước 7m x 6,4m sử dụng tới 15 bóng đèn T10- 40W, chấn lưu sắt từ. Tổng công suất điện tiêu thụ 735W, mật đông suất 16,4W/m2, độ rọi đạt 300 Lum. Công ty đã thay thế bằng 11 bộ đèn T8- 36W và chấn lưu điện tử Rạng Đông, tổng công suất điện tiêu thụ còn 434,5W (giảm 40%), mật độ công suất 9,6W/m2 và độ rọi đạt 410 Lum (tăng 27%).

Chỉ riêng lĩnh vực chiếu sáng lớp học, đến nay Công ty đã trang bị mới và cải tạo hệ thống chiếu sáng trên 6000 lớp học của 450 trường tại 56 tỉnh, thành phố cả nước.

Năm 2006, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được Bộ Khoa học- Công nghệ tặng Cúp vàng về Hệ thống quản lý ISO, được Cục Sở hữu trí tuệ tặng Cúp vàng “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia”; Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam tặng Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam”.

Ngày 16-11-2006, Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư 08/2006/TT -BCN “Hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng”. Đây là quyết định kịp thời, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và người dân sử dụng các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm điện, phù hợp với xu thế và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập ra nhập WTO. Tuy nhiên, để Thông tư 08 của Bộ Công nghiệp sớm được đi vào thực tiễn, Công ty có một số kiến nghị sau đây:

- Một là, Nhà nước cần khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn cho các cấp tiết kiệm năng lượng để thực hiện việc dán nhãn so sánh. Cần quan tâm hơn đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm chiếu sáng được quy định bởi một loạt các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ đơn thuần 1 chỉ tiêu về hiệu suất, hoặc tổn hao sẽ thiếu tính toàn diện.

- Hai là, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn dán nhãn xác nhận và so sánh cho sản phẩm đèn huỳnh quang compact. Đây là sản phẩm đang có nhu cầu và tốc độ phổ biến tương đối lớn. Quản lý tốt chất lượng các sản phẩm này đang lưu thông trên thị trường, phân biệt rõ các sản phẩm compact chất lượng tốt với các sản phẩm nhái, trôi nổi sẽ xoá bỏ được ấn tượng xấu “đèn tiết kiệm mà không tiết kiệm” do việc buông lỏng quản lý thị trường vừa qua đã để các sản phẩm xấu tràn lan, tổn hại lợi ích của người tiêu dùng. Nếu thay thế 60 triệu đèn dây tóc hiện đang tồn tại ở Việt Nam bằng đèn compact, hiệu quả tiết kiệm điện sẽ rất lớn.

- Ba là, thực hiện Nghị định số 102/2003/NĐ- CP, thực hiện chỉ thị tiết kiệm điện, giảm chi phí ở các cơ quan, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có chỉ thị yêu cầu của đơn vị phải sử dụng đèn T8 và chấn lưu tổn hao thấp. Kinh phí sử dụng thường là vốn ngân sách, phải có định mức, đơn giá XDCB làm căn cứ. Các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm điện thường có giá đầu tư ban đầu cao hơn sản phẩm thông thường, cao hơn đơn giá trong quy định. Vì vậy, việc đưa các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm điện của các doanh nghiệp vào các công trình gặp rất nhiều khó khăn.

- Bốn là, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả QCXDVN 09: 2005 do Bộ Xây dựng và Quyết định số 40/2005/QĐ- BXD ngày 17/11/2005 quy định chỉ tiêu mật độ công suất điện tiêu thụ chiếu sáng/m2 sàn còn quá rộng rãi.

Vì vậy, Nhà nước nên có tiêu chuẩn khuyến khích với mật độ công suất quy định cao hơn và được các công ty tư vấn, thiết kế xây dựng đưa vào thiết kế các công trình thì việc phát triển sử dụng sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn nữa.

  • Tags: