Tìm hiểu về chính phủ điện tử, dịch vụ công và cơ chế “một cửa”

I. Các khái niệm: - Chính phủ điện tử: Được hiểu là việc các cơ quan chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra khả năng liên kết, trao đổi thông tin với công dân và với các tổ chức, doanh ngh

- Cơ chế “Một cửa”: Là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (trích Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc: (1) Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; (2) Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; (3) Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; (4) Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; (5) Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.

Cơ chế “một cửa” được thực hiện trong các lĩnh vực: (1) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội. (2) Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội. (3) Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.

II. Một số kinh nghiệm của nước ngoài:

Tại châu Mỹ: Ở Chilê, Chính phủ đã thực hiện 1 dự án để giúp người dân truy cập Internet phục vụ việc trả tiền nhà và lấy trợ cấp. Nhiều người nghèo đã được hưởng lợi từ dịch vụ này, tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian xếp hàng làm các thủ tục hành chính. Còn tại Brazil, người dân kể cả vùng nông thôn, có thể sử dụng các dịch vụ điện tử từ các máy tính công cộng được liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung quốc gia để yêu cầu cấp thẻ chứng minh thư, giấy chứng sinh và thẻ lao động… hàng ngày có khoảng trên 5 triệu người sử dụng các dịch vụ này.

Ở châu Á: Đài loan có các Website egov.iii.org.tw; www.gov.tw; www.cp.gov.tw, thông qua các cổng điện tử này, dân chúng, doanh nghiệp Đài Loan có thể truy cập theo cơ chế “Single Sing On”- 1 lần để vào “cổng điện tử”, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực dịch vụ, hoạt động kinh doanh, trả tiền, tư vấn... với sự hỗ trợ của mạng máy tính.

Tại Singapore, mỗi người dân đến tuổi trưởng thành đều được cấp 1 SingPass (Common Pin) để sử dụng suốt đời, thông qua cổng điện tử www.ecitizen.gov.sg, dân chúng được sử dụng trên 500 dịch vụ công liên quan đến các lĩnh vực  hoạt động doanh nghiệp, đăng ký bảo hiểm, sức khỏe, giáo dục, việc làm và hôn nhân gia đình… Các dịch vụ công  được cung cấp cho dân chúng, doanh nghiệp thông qua môi trường truyền thông Internet/Intranet, Telephone, Ki-ốt và các trung tâm dịch vụ với sự sử dụng các công nghệ thiết bị không dây đang là xu hướng phổ biến. Các dịch vụ nổi tiếng của cổng điện tử www.ecitizen.gov.sg là: e-Application cho đăng ký giấy phép lái xe; e-Filing cho đóng thuế thu nhập; e-Booking đặt chỗ; e-Registration đăng ký thương hiệu và pa-tăng.

Từ “Manual-Bằng tay” đến “Online-Trực tuyến”: Nhiều dịch vụ công tại Singapore mới được triển khai hiệu quả trong những năm gần đây như thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Trước tháng 1 năm 2003, đăng ký doanh nghiệp người dân phải điền mẫu đăng ký, trả tiền và đợi 14 ngày. Khi có dịch vụ trên mạng, thủ tục có thể được thực hiện “Online”  24 giờ 1 ngày trên mạng hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ công (Ki-ốt) để thực hiện với máy tính nối mạng, có sự trợ giúp của chuyên gia nếu yêu cầu.

III. Giải pháp thực hiện:

a- Thay đổi và chuẩn hóa qui trình công việc: Việc tái kiến trúc hoặc cải tổ bất kỳ một hệ thống thông tin (HTTT) nào cũng ảnh hưởng đến qui trình công việc. Thay đổi và chuẩn hóa qui trình công việc thông qua các ISO là một việc cần làm trước tiên. Các ISO cũng cần có những bước qui định rõ chức năng và trách nhiệm, đặc biệt đối với những cán bộ tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ công.

b- Đào tạo nguồn nhân lực thích hợp với công việc thực tế: Tuy nhiên, khi có sự tham gia của ứng dụng tin học, người sử dụng cần được đào tạo nhiều hơn. Đặc biệt, cần chú ý đến các kỹ năng và thói quen của người sử dụng khi xây dựng các qui trình mới, ứng dụng tin học mới. Sự thay đổi nhiều thói quen  và luyện các kỹ năng mới sẽ hạn chế khả năng thành công của ứng dụng.

c- Các hệ thống thông tin phải được nghiên cứu và triển khai đồng bộ:

- Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông: Các thiết bị phần cứng, ứng dụng phần mềm, mạng máy tính, CSDL… phải được xây dựng đảm bảo hoạt động liên tục, phục vụ tốt cho cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ công, người sử dụng cuối cùng (dân chúng, doanh nghiệp). Tăng cường khả năng truy cập các loại hình dịch vụ để người sử dụng dễ lựa chọn.

- Đảm bảo khả năng tích hợp và mở rộng: Trong phần này, các nhà kỹ thuật phải khảo sát và nghiên cứu các cấu trúc hệ thống, các ứng dụng và CSDL được thiết kế tổng thể để khi mở rộng hệ thống không có sự thay đổi, xáo trộn lớn, thậm chí nếu không tính toán kỹ thì có thể phải làm lại từ đầu. Theo kinh nghiệm của một số nước, các hệ thống quá cũ được giữ nguyên và các hệ thống kết nối trung gian (Mid-Ware) sẽ được xây dựng, để bổ sung “liên kết” giữa các HTTT cũ và mới. Với các tổ chức có CSDL, ứng dụng trên diện rộng: Như vậy, nên xây dựng các Trung tâm dữ liệu lớn để tăng khả năng xử lý tập trung, đồng bộ, việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ thuận lợi với chi phí hợp lý hơn. Một bài học kinh nghiệm là, phát triển phân tán, tản mạn các ứng dụng của các đề án, dự án CNTT, sau khi nghiệm thu kết thúc thì việc tích hợp, duy trì và phát triển thường là rất khó khăn.

IV-Kết luận:

Liên quan đến công tác triển khai các dịch vụ công và cơ chế 1 cửa, trên cơ sở quán triệt chủ trương của Chính phủ về công tác cải cách hành chính nhà nước, cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể cải cách hành chính và cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tại  Hội nghị, các đại biểu của 29 tỉnh, thành phố phía Bắc cùng với các cơ quan bộ, ngành và báo đài trung ương đã nghe báo cáo sơ kết thực hiện. Nhiều tỉnh/thành và các cơ quan thông tin đại chúng đã có những tham luận đóng góp ý kiến trong  Hội nghị. 

Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều bộ ngành và các tỉnh/ thành phố lớn đã đi đầu trong công tác xây dựng các HTTT với các CSDL lớn được ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối kết hợp vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề qui trình hóa các thủ tục, đảm bảo môi trường truyền thông tốt và khả năng tích hợp các ứng dụng nghiệp vụ trên mạng giữa các cơ quan cấp bộ ngành. Với xu hướng hiện đại hoá công tác quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN), Bộ Công nghiệp cũng sẽ áp dụng  cơ chế “một cửa”:  trong cuộc họp giao ban  của Bộ ngày 5/12/2006 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã giao cho Văn phòng Bộ chủ trì để phối kết hợp cùng các đơn vị chức năng triển khai đề án giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” tại Bộ. Đặc biệt, trong thời gian tới, các dịch vụ công của Bộ sẽ từng bước thực hiện theo cơ chế này, nhằm từng bước hiện đại hóa thủ tục hành chính với sự áp dụng CNTT.q

Tài liệu tham khảo: 

1. http://www.caicachhanhchinh.gov.vn 

2. http://www.hochiminhcity.gov.vn

3.Các tài liệu E-Gov của WB, Singapore, Đài Loan…

  • Tags: