Tin học hoá quản lý đào tạo ở Bộ Công nghiệp

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội do thạc sỹ Hà Xuân Quang chủ trì, đã thành công với “Hệ thống quản lý đào tạo bằng tin học h

Website được trình bày sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu, có trật tự và tính nhất quán cao. Để tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng, trên từng giao diện đều có chỉ dẫn việc thực hiện các thao tác, với sự định vị các thông tin theo nguyên tắc ra vào gần nhau. Ngoài ra, website còn có những tham số ngầm định, làm cho người sử dụng cảm thấy thuận tiện với những trợ giúp trên màn hình. Để tăng tính trực quan sinh động, hệ thống đã kết hợp thêm thông tin bằng những hình ảnh thực, thể hiện các hoạt động trong đào tạo của các trường.

Người sử dụng có thể truy cập vào trang web theo địa chỉ www. hic.edu.vn để xem các thông tin về: Những điều cần biết về tuyển sinh; kết quả tuyển sinh; kết quả học tập; thông tin về hoạt động của các trường thuộc Bộ Công nghiệp. Ngoài ra, website còn cho phép người sử dụng tiếp cận với trang văn bản và phần đăng nhập nhằm chỉnh sửa thông tin về trường mình. Để tăng tính linh hoạt và khả năng tích hợp của hệ thống, website còn cho phép người truy cập liên kết đến các địa chỉ trang web khác.

Việc quản lý công tác đào tạo còn được thực hiện thông qua hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống này cũng được chia làm các hệ thống con để tiện cho việc truy cập và xử lý thông tin. Để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, hệ thống được bảo vệ bằng cách phân cấp quyền sử dụng. Theo đó, mỗi trường và mỗi đối tượng sử dụng được cung cấp tên và mật khẩu riêng, đồng thời chỉ được cập nhật thông tin về trường mình, xem xét những văn bản có đích đến là trường mình. Cũng như vậy, Bộ Công nghiệp chỉ xem xét các thông tin có đích đến của mình. Riêng người quản trị hệ thống của Bộ có thể xem thêm danh mục các trường và phân cấp các trường.

Hệ thống còn cho phép các trường lập các văn bản, báo cáo ngay trên hệ thống, giống như sử dụng các ứng dụng soạn thảo văn bản thông thường. Sau đó, các văn bản báo cáo sẽ được gửi lên hệ thống và được lưu trên cơ sở dữ liệu của Bộ. Hệ thống sẽ luôn thông báo về số lượng văn bản mà đơn vị mới nhận được. Đồng thời, chức năng đọc văn bản cho phép lọc văn bản theo thuộc tính khác nhau. Các văn bản sau khi soạn thảo cũng có thể in ra giấy để lưu trữ, hoặc gửi kèm file như trong hệ thống thư điện tử. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép các trường cập nhập dữ liệu về sinh viên, giáo viên, cơ sở vật chất... của trường lên hệ thống. Theo đó, tất cả các dữ liệu tập trung của các trường sẽ được lưu trữ tại máy chủ của Bộ. Bộ phận quản lý của Bộ có thể truy cập đến dữ liệu của tất cả các trường và một phần trong các dữ liệu đó sẽ trở thành thông tin phổ biến trong trang web.

Với chức năng lập báo cáo của hệ thống, các báo cáo thống kê chung của Bộ, cũng như báo cáo thống kê của từng trường sẽ được cập nhật theo định kỳ. Dựa trên cơ sở các cấu trúc có sẵn, hệ thống sẽ tự động tổng hợp, lập các báo cáo chung phục vụ công tác quản lý của Bộ và các trường có thể sử dụng hệ thống để xem lại các báo cáo của trường mình.

Để tránh rủi ro xảy ra với thông tin quan trọng khi máy bị hỏng, hệ thống còn được thiết kế thêm các chức năng tự động sao lưu dự phòng theo định kỳ các dữ liệu sang một phương tiện khác trên máy, hoặc qua Internet/Intranet... để có thể khôi phục bất cứ lúc nào.

Trong quá trình sử dụng hệ thống, người sử dụng có thể đưa vào các loại file đính kèm ở các dạng khác nhau. Đồng thời, người sử dụng có thể truy cập đến các nguồn thông tin khác có trên trang web, thông qua các liên kết. Ngoài ra người sử dụng có thể chuyển đổi ngôn ngữ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tuỳ theo từng tình huống. Hệ thống được thiết kế theo  hướng, có thể tích hợp và mở rộng thêm các thành phần, các chức năng.

Qua cài đặt thí nghiệm tại một số trường trực thuộc Bộ Công nghiệp trên địa bàn ở Hà Nội, Hà Tây, Thái Nguyên... hệ thống này được đánh giá cao, có thể đưa vào ứng dụng ngay trong công tác quản lý đào tạo của Bộ.
  • Tags: