Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu phân bón sang 12 nước châu Phi đạt kim ngạch 34,4 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu chính gồm Angola (15,43 triệu USD), Mozambique (6,75 triệu USD), Zambia (4,72 triệu USD), Cameroon (2,3 triệu USD), Nigeria (1,72 triệu USD), Kenya (1 triệu USD)... Các loại phân bón chính gồm có NPK, SA, DAP, Kali, Urê.

Bảng: Xuất khẩu phân bón của Việt Nam sang Châu Phi năm 2013 (Đv: USD)

Angola

Phân NPK

13,623,460

Angola

Phân SA

1,815,300

Cameroon

Phân NPK

2,310,290

Ghana

Phân NPK

709,032

Kenya

Phân NPK

1,014,500

Kenya

Phân bón loại khác

61,884

Liberia

Phân NPK

131,360

Madagascar

Phân DAP

154,725

Madagascar

Phân Kali

26,650

Mauritius

Phân bón loại khác

127,164

Mauritius

Phân NPK

66,500

Mauritius

Phân DAP

11,875

Mauritius

Phân Ure

10,395

Mozambique

Phân NPK

5,190,220

Mozambique

Phân Ure

1,421,220

Mozambique

Phân SA

109,000

Mozambique

Phân bón loại khác

37,025

Nigeria

Phân DAP

1,725,025

Reunion

Phân NPK

308,297

Reunion

Phân Ure

52,686

Tanzania (United Rep.)

Phân NPK

847,000

Zambia

Phân NPK

4,556,000

Zambia

Phân bón loại khác

172,000

CHÂU PHI

34,481,609

Nhu cầu sử dụng phân bón của châu Phi

Nông dân châu Phi sử dụng chưa đến 8 kg phân bón trên một ha mỗi năm trong khi mức trung bình trên thế giới là 90kg/ha. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng lương thực, lục địa này có thể sẽ tăng gấp đôi nhu cầu tiêu thụ phân bón nhằm tăng năng suất đất và góp phần vào cuộc cách mạng xanh ở châu Phi. Ngày nay tất cả mọi người đều nhất trí về sự cần thiết tăng năng suất nông nghiệp tại châu Phi. Do vậy, ưu tiên số một là phải làm chậm quá trình suy thoái đất, một hiện tượng gây rất nhiều tốn kém cả về mặt nhân lực lẫn môi trường. Năm 2006, tại Abuja (Nigeria), Hội nghị của Liên minh châu Phi về phân bón đã ấn định mục tiêu tăng lượng phân bón sử dụng từ 8kg/ha/năm lên ít nhất 50kg vào năm 2015 giống như châu Á đã từng làm.

Tại châu Phi, việc vận chuyển phân bón từ một cảng biển đến một trang trại nằm cách 100km trong đất liền có thể tốn kém hơn xuất khẩu phân bón từ một châu lục khác đến châu Phi. Vì vậy, đôi khi những nhà sản xuất nông nghiệp nhỏ phải mua phân bón đắt từ 2 đến 4 lần so với mức giá trung bình./.